BỆNH ĐỐ KỊ
Ôi sao nhiều bệnh thế này. Có người bảo tôi là “ sao anh
toàn nhìn vào mặt tiêu cực vậy, anh phải nhìn vào mặt tích cực của xã hội chứ.
Anh nhìn xã hội tiêu cực thế không sợ bị người ta đánh giá là anh đang sống bất
mãn sao “?
Tôi có trả lời như thế này. “ thưa cô : Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về
khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết
điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.” tôi không thể và cũng không
dám nhận mình là nhà tư tưởng, nhưng tôi có một mong muốn nhỏ nhoi là những người
đọc được những bài viết của tôi họ nhận ra họ sai ở một chỗ nào đó trong con
người họ và thay đổi được 1 điều gì đó
tích cực,đó đã là thành công của tôi rôì. Và tôi cũng kết luận là tôi nhìn vào mặt tiêu cực không có nghĩa
là tôi là một kẻ tiêu cực. Tôi mà sống tiêu cực thì không đủ tỉnh táo để nhìn ra những cái sai đó đâu cô gái ạ.
Bàn một chút về bệnh đố kị
Bệnh đố kị hay còn gọi là thói ghen ăn tức ở, hay theo ngôn
ngữ mới là Gato, tục ngữ thì gọi là “ con gà tức nhau tiếng gáy”, “ ăn không được
thì đạp đổ “ từ người lớn lẫn trẻ con đều có tính đố kị và bằng kiểm chứng của tôi thì chính cha mẹ
là người tiêm vào đầu con cái mình cái
tính đố kị xấu xa đó. Và rất nhiều gia đình còn hợp thức hóa đố kị dưới nhiều
hình thức , từ ngồi buôn dưa lê nói xấu 1 ai đó trước mặt con cái , hay thấy
người khác hơn mình một mặt nào đó thì túm lại soi xét khuyết điểm cho thỏa
lòng ghen tức. Thay vì phải dạy con cái
mình sống đàng hoàng và cạnh tranh công bằng, nói lời hay ý đẹp. Một gia đình
mà có cha mẹ đi đố kị với nhà hàng xóm thì thử hỏi sao con cái của gia đình đó
không đi đố kị với bạn bè. “ con nhà tông không giống lông thì giống cánh, nòi
nào giống đấy….”
Phát hiện đố kị không khó bởi vì bản thân nó khá bốc
mùi vậy nên việc ai đó đang thở những câu nói đố kị rất dễ cho
chúng ta nhận ra bởi bản chất nặng mùi đặc
trưng của nó. Và đố kị thì chỉ là biểu
hiện bề ngoài của những điều sau đây
1: Đố kị là biểu hiện của sự hèn nhát yếu đuối, bất lực và
ngu dốt.
Nếu có bản lĩnh thì
hãy kiên trì học tập phấn đấu để hơn hẳn
người ta đi, để người ta phải nể mình và phục mình và phải tìm đến mình học hỏi.
. Tại sao phải ngồi nói xấu, buôn dưa lê, moi móc người ta. Làm như thế người
ta chẳng có ảnh hưởng gì hết . Người ta không ngu đi, không nghèo đi, thì ngồi
nói xấu người ta làm gì. Tính đố kị che mất ánh sang trí tuệ nên người đố kị cứ
u mê và tối tăm mãi .
2: Đố kị là biểu hiện của sự xấu xa bỉ ổi .
Thái độ đố kỵ là tỏ ra khó chịu khi thấy người khác được hơn
mình. Khi đi học, ghen ghét với người học giỏi hơn mình, khi đi làm thì đố
kỵ với người giỏi chuyên môn, được tín
nhiệm, đạt nhiều danh hiệu cao quý hơn mình.
Sự nguy hiểm của tính đố kỵ chính
là ở chỗ ác tâm, mang lòng thù ghét, thậm chí nghĩ ra cách làm hại người khác để
thỏa mãn thù hận của mình để rồi tự biến
thành những con người hèn kém, độc ác. Âu đó cũng coi như họ tự tước đoạt
hạnh phúc của chính bản thân họ vậy. Có những ông chồng sau khi ly hôn vợ thấy
vợ mình cặp kè với một người đàn ông khác thành đạt hơn, đẹp trai hơn mình sinh
lòng đố kị đến đánh vợ, đe dọa người đàn ông kia. Tìm mọi cách phá hoại người
ta. Cái tâm lý ăn không được thì đạp đổ nó ăn sâu vào máu của rất nhiều người.
Không chỉ đơn thuần là vợ chồng khi ly hôn mà người yêu với nhau khi chia tay
cũng thế. Biết bao vụ án đau lòng của chuyện tình cảm yêu đương, tình cảm vợ chồng
nguyên nhân xuất phát cũng là cái tính đố kị của người cũ. Tôi không muốn lấy
ví dụ vì nó quá nhiều và xảy ra hàng ngày.
3: Đố kị là biểu hiện của đạo đức thấp kém
Đố kị đa dạng về sắc thái, giàu có về cung bậc. Khi ai đó
bàn luận về một người nào đó có trình độ
thì sẽ có ngay một kẻ moi chuyện gia
đình ra và nói.” Giỏi vậy mà gia đình không ra gì thì cũng không ăn thua” khi
có người nói chuyện hay được người khác khen ngợi thì sẽ có ngay kẻ nhảy vào
nói” ui trời, người nhà nó còn chẳng bảo được thì giỏi giang cái nỗi gì”. Và rồi
tìm hiểu, moi móc, rêu rao khiếm khuyết
của họ, của gia đình họ . Không hiểu người những người kia có tước đoạt đi của
họ miếng cơm manh áo nào không, mà họ phải đố kỵ đến thế. Không hiểu sự đố kỵ
có sức hấp dẫn thế nào khiến nhiều người
dễ dàng biến mình thành kẻ hèn kém, tiểu nhân, biến những mối quan hệ đang yên
lành trở thành thù hận, đang từ người thân quen thành ghanh ghét nhau như quân
thù . Có lẽ, người ta thích đạp người khác xuống để che đi sự kém cỏi của mình,
để khỏa lấp những “thiệt thòi” mà họ cho rằng số phận không ưu ái đối với họ. Không ai tin rằng số phận sẽ may mắn với những ai luôn đi gây mầm ghen ghét đố kị.
Thấy con cái người ta giỏi giang mà đi nói xấu thì con mình cứ mãi mãi ngu dốt.
Đây gọi là luật nhân quả và đố kỵ không
giúp ai tạo ra một kết quả tốt đẹp nào . Việc gièm pha hay kéo bầy đàn vào nhằm
hạ uy tín, danh dự người khác, moi móc từ chuyện gia đình chuyện đời tư của người
ta là việc làm vô đạo đức hết mức
4: Đố kị là biểu hiện
của tư duy vụn vặt không có tư duy lớn
Cái gốc của thói đố kỵ là xã hội trọng tiêu chí hơn - kém, đúng - sai hơn là
biết nhìn ra điểm khác biệt, ưu thế của mỗi cá nhân. Từ đó mà sinh ra so bì, đố
kỵ, moi móc, rất sợ người ta hơn mình và không muốn người ta hơn mình, không
dám thừa nhận năng lực kém.
Người ta hay để ý nhau nên mới biết nhà kia có gì hay, có gì hơn
của nhà mình. Nếu thấy người ta mua được cho con họ cái xe đạp điện thì mình
cũng phải mua cho con mình một cái. Ở quê tôi giờ xe đạp điện rất nhiều nhưng
tôi khẳng định rất nhiều trong số đó mua vì lòng đố kị vì tôi biết mấy gia đình
đó cũng chẳng dư giả gì. Rồi người lớn thì . Thấy người ta xây căn nhà mới, nếu
sau đó nhà mình cũng xây thì luôn cố gắng làm to hơn, cao hơn .Ngược lại, nếu
mình không được thì sinh ra ganh ghét, so bì, thậm chí còn viện lý do để an ủi
bằng những suy nghĩ nhỏ nhen kiểu "chắc nó lại được bố mẹ, anh em
cho", “ nhà nó có người nước ngoài” "chắc gì tiền để làm những thứ ấy
là trong sạch", "gió đến đâu mát mặt đến đấy”
Khi mà người ta coi cái gì của mình cũng là nhất. Con mình
giỏi nhất, nhà mình giàu nhất, mình đi nước ngoài về là mình hoành tráng nhất, nên khi thấy người khác hơn mình sẽ cảm thấy
khó chịu. Cứ thế, thói đố kỵ làm người ta luôn
phải nhìn nhau, đề phòng nhau, hơn thua nhau. Dẫn tới hiệu quả làm việc
sa sút. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết câu chuyện 1 người Việt Nam làm việc hơn
1 người Nhật bản nhưng 3 người Việt Nam thì làm việc lại không bằng 3 người Nhật
Bản. Tôi thì chưa bao giờ tin 1 người Việt Nam làm việc hơn 1 người nhật nhưng câu chuyện này
cũng khiến chúng ta suy nghĩ về tính đố kị ghen ghét đang làm chúng ta nhỏ bé hơn và không thể ra biển lớn với bạn bè quốc tế
được.
Nếu không biết dừng lại, tính ganh đua sẽ trở thành tính đố
kỵ, rất uổng phí một đời người vì không làm được nghiệp lớn.
5: Đố kị là trực tiếp tự mình khẳng định mình hèn kém hơn
người ta
Một điều hết sức dễ
hiểu đó là. Người ta chỉ ganh ghét và khó chịu, bực tức khi người khác hơn
mình, không ai ganh đua với người kém mình. Đó là quy luật. và người nào hay đố
kị thì chúng ta cũng thừa hiểu rằng người đó không hơn được ai cả. Họ thật bất
hạnh
Đố kị ở mỗi cá nhân thì nó là một tính cách nhưng một xã hội
có quá nhiều cá nhân như thế thì nó sẽ thành trào lưu xã hội nhấn chìm tất cả
những tài năng trẻ. Điển hình thời gian vừa qua là hiện tượng Nguyễn Hà Đông,
Nguyễn Tử Quảng, Đỗ Nhật Nam … nhiều …
nhiều lắm. mọi người hãy để cho họ sống yên ổn làm ăn. Họ không đi xin tiền của
quý vị. Ho cũng không làm ảnh hưởng tới cái lợi ích gì của quý vị , đừng xỉa
xói châm chọc họ. Nhìn một tập thể bu lại như những con ruồi bâu xung quanh một
nhân vật để xâu xé người ta từ chân tơ kẽ tóc mà buồn
Vậy chữa bệnh đố kị bằng cách nào .
Hãy học cách sống rộng rãi cởi mở từ trong tâm hồn. Hãy sống
với nhau thật lòng và luôn luôn tôn trọng người khác, luôn sẵn sàng lắng nghe
góp ý cũng như sẵn sàng học hỏi những điều mình không biết với 1 thái độ nghiêm
túc và tích cực nhất. Như thế căn bệnh đố
kị sẽ bị diệt trừ từ trong tâm hồn của mỗi chúng ta
Tại sao đám đông lại bu vào anh Quảng, có phải tự dưng anh Quảng có biệt hiệu Quảng nổ. Tác giả nên viết thêm 1 bài về chủ đề nói phét nữa...
Trả lờiXóa