Bàn về bảo thủ giống như việc ta đứng dưới gốc cây xoài mà đếm
quả xoài vậy. Bảo thủ đúng hay sai, nên hay không nên vẫn là một chủ đề tranh
luận muôn thuở. Và quan điểm của tôi thì
bảo thủ là sai ,sai hoàn toàn. Bởi lẽ xã hội phát triển đi lên vậy nên bảo thủ
là nguyên nhân gây nên trì trệ. Với con người thì
bảo thủ còn là thái độ không dám
thừa nhận sai lầm, không dám phủ định cái cũ để xây dựng một cái mới hoàn chỉnh
hơn, tốt đẹp hơn. Nguyên nhân của căn bệnh này là do con người ta bám vào một
cái cơ sở khoa học không chắc chắn nhưng lại ngại thay đổi tư duy hay hành động
để phù hợp với tình hình mới.
Cá nhân bảo thủ thì đầu óc tối tăm, xã hội mà số người bảo thủ lấn át số người cấp
tiến thì xã hội đó không ngóc đầu lên được
là lẽ đương nhiên.
Dấu hiệu nhận biết một người bảo thủ là khi nói chuyện họ chỉ biết ôm khư khư những thứ
mình có, lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào
cái ý kiến của mình mà phớt lờ ý kiến của người khác và bỏ qua thực tiễn khách
quan. Đổi mới là điều họ rất khó chấp nhận.
Bệnh bảo thủ không chừa một ai từ người trẻ đến người già. Hồi
còn ít tuổi tôi cứ nghĩ chỉ có người già mới bảo thủ, nhưng khi lớn lên thì tôi
nhận ra người trẻ cũng bảo thủ không kém. Những ông cụ non ngoài 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ
biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế. Họ sống như các ông già đã về hưu, họ lập đi lập lại những giáo điều và chỉ biết
vâng lời hô vang những câu khẩu hiệu
tuyên truyền xáo rỗng và cũ rích . Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi
mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt. Một khi tư tưởng bảo thủ khi có được đủ thời gian phát
triển mà không bị những tư tưởng cấp tiến đánh phá thì mặc nhiên nó sẽ tồn tại
như một thực tiễn khách quan và được xã hội
chấp nhận. Điều này lý giải vì sao thanh niên thời nay lười cống hiến, sống ích kỉ ,thích chơi bời trác táng nhiều đến như vậy, nguyên nhân cũng bởi sự bảo
thủ trong cách giáo dục của gia đình và xã hội. Xã hội mới con người mới cần có những
cách giáo dục mới chứ không thể ôm khư khư mớ lý thuyết từ thế kỉ trước để áp
vào thế kỉ này. Những người lớn tuổi thì còn bảo thủ hơn nữa bởi họ sợ đổi mới thì sẽ mất chức mất quyền, mất lương
mất lộc. Họ nhắm mắt lái một con tàu cũ trên một đường ray cũ để đến chân trời
mới. Giờ mà thử đem những ý tưởng mới những quan niệm sống
mới ra bàn luận với mấy người xung quanh đi. Tôi khẳng
định bạn sẽ bị coi là dở hơi và bị mắng là mơ mộng hão huyền, ảo tưởng sức mạnh,
thậm chí một số trường hợp còn ghen ghét
đố kị. Tôi thấy đó là điều binh thường bởi họ đang sống trong môt cái vỏ ốc và cái
nhìn của họ không qua nổi mắt cá chân, nên cái vỏ ốc bảo thủ sẽ giúp họ cảm thấy an toàn trước sự thay đổi hàng ngày của xã hội.
Đối với cá nhân thì bảo thủ còn thể hiện qua việc không biết đổi mới bản
thân mình, không biết đổi mới cái đầu của
mình. Tại sao tôi lại nói vậy vì ở cái
thời buổi mà giao thông khá thuận tiện, khi mức sống được nâng lên đáng kể mà
không chịu dành một quỹ thời gian đi du lịch đi đây đi đó, kết giao bạn bè thì đó là biểu hiện của tư tưởng bảo thủ. Lật
lại lịch sử việt nam thời cận đại. Nước ta tụt hậu biết bao nhiêu trăm năm cũng
bởi chủ trương bế quan tỏa cảng không
giao thương đi lại với nước ngoài của vua tôi nhà Nguyễn. Trong thời đại mà công nghệ số phát triển, sách
online miễn phí trên mạng và phần mềm đọc sách trên mạng rất nhiều, dám bỏ cả ngàn đô la ra để mua một chiếc smartphone
mà trong điện thoại không có lấy một cuốn sách hay một phần mềm đọc sách thì chắc chắn cái đầu sẽ bị trì trệ. Đừng nói với tôi là đọc báo và xem
tin tức nhé. Đọc báo và xem tin muôn đời
thì kiến thức vẫn chỉ có thế thôi. Đây là biểu hiện của tính bảo thủ. Bởi lẽ con người
ta sống là phải đổi mới, không thể trì trệ được
nhất là cái đầu
Người bảo thủ hay đề cao kinh nghiệm của những người đi trước,
dẫu vấn biết rằng kinh nghiệm vô cùng quan trọng nhưng nó chỉ mang tính tham khảo
và đừng bao giờ lấy nó ra làm khuôn vàng
thước ngọc để rồi …
Những cuốn sách một thời như sấm
trạng
Giờ bán cân bà đồng nát
mua về
Những qui phạm một thời như thước ngọc
Thành vết hằn ghi dấu sự ngô nghê.
(Trần
Nhương)
Bảo thủ đồng nghĩa với tối tăm, khi mà cuốn sách “ Trí tuệ
đám đông “ của tác giả James Surowieck giải thích về việc vì sao đa số thông
minh hơn thiểu số chúng ta mới nhận ra tầm
quan trọng của việc biết lắng nghe và góp ý quan trọng như thế nào. Tôi vẫn thường
hay nói với mọi người rằng” người khôn ngoan nhất là người biết lắng nghe ý kiến
của người khôn hơn mình”
Tôi sẽ lấy một ví dụ
cho bài viết bớt nhàm chán
Trong khoa Tử Vi có
câu “Sao Thai mà ngộ Đào hoa, tiền dâm hậu
thú mới ra vợ chồng” nghĩa là cung Phu trong lá số Tử Vi mà có
sao Thai và sao Đào hoa đồng cung thì phải tiền dâm hậu thú mới ra vợ chồng. Thử
xem bây giờ có ai lập gia đình mà không tiền dâm hậu thú. Tiền dâm hậu thú bây
giờ không còn là chuyện ghê gớm như ngày
xưa nữa . Ông thầy xem Tử Vi nào mà cứ bảo thủ những gì trong sách nói và nhất
nhất luận theo những gì trong sách xưa viết thì thật là ngây ngô
Biết bao nhiêu cô gái về nhà chồng sống tủi khổ vì tính cách
bảo thủ của chồng và của nhà chồng. Chúng
ta bàn luận về “trinh tiết” đến bao giờ
đây khi mà đàn ông thường xuyên ra ngoài “đổi gió” , rồi khi yêu thường đòi hỏi
chuyện quan hệ với bạn gái nhưng đêm tân
hôn lại đòi hỏi vợ mình còn nguyên vẹn.
Tôi cũng là đàn ông vậy nên đừng nói với
tôi rằng đó là nhu cầu sinh lý . Tôi thấy đó là tính bảo thủ và ích kỉ thì đúng
hơn .
Tôi có anh bạn
vật vã, đau khổ và không hạnh phúc vì đêm tân hôn vợ mình không còn ….. trong
khi tôi biết anh ta đã từng làm cho vài cô gái không còn…. trước khi quyết định
lấy vợ. Thật là “Không thể hoãn cái sự
đau xót này lại được “
Biết bao nhiêu người con không phát huy được tài năng chỉ vì
tính bảo thủ của bố mẹ cứ nhất nhất áp đặt con cái mình phải thế này phải thế
kia. Khỏi cần phải liệt kê vì xung quanh
chúng ta những ví dụ đó quá nhiều
Chữa bệnh bảo thủ thì khó lắm, phải chữa từ từ .Bước đầu hãy
tôn trọng ý kiến của người khác và lắng
nghe ý kiến của mọi người sau đó thì hãy công bằng trong việc tiếp thu ý kiến góp ý, đừng sợ sai. Rồi sau
đó ai có smartphone thì hãy dowload vài phần phềm đọc sách điện tử về. làm được
như vậy là chúng ta đã đặt được 1 viên gạch để xây lên một xã hội cấp tiến rồi
Quá hay
Trả lờiXóa