Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Bàn về sự tối tăm của Nho giáo và sự tăm tối của nho sĩ Việt Nam


 
Bàn về sự tối tăm của Nho giáo và sự tăm tối của nho sĩ Việt Nam
 

Bài viết có tham khảo bài của giáo sư  y khoa Nguyễn Văn Tuấn  và Tác giả , Nguyễn Hoàng Đức

“Định nghĩa Hủ nho là Nhà nho cố chấp; hẹp hòi, không thức thời “

Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, và xuất thân ông bà cũng là địa chủ cường hào chứ không phải bần cố nông. Thuở nhỏ cũng được ông nội dạy dăm ba chữ nho lận lưng làm vốn nói chuyện với đời. Nhưng thời thế thay đổi, thế hệ 9x của chúng tôi chứng kiến quá nhiều sự tụt hậu và quá nhiều những bước nhảy vọt. Thấy sự đồi bại về văn hóa ngày nay ở Việt Nam và Trung Quốc  tôi không khỏi đặt những câu hỏi. Liệu sự suy đồi đạo đức này mới xuất hiện  hay đã có từ cách đây hàng ngàn năm, phải có một thứ gì đó đứng ra nhận trách nhiệm về sự suy đồi và xuống cấp đạo đức xã hội này . Nho giáo đã thống trị Trung Quốc và Việt Nam  hơn hai ngàn năm, ảnh hưởng của nó với xã hội là rất lớn. Sự tụt hậu về kinh tế cũng như tụt dốc về văn hóa  không thể thiếu tác động của Nho giáo được. Nho giáo tốt như vậy, hay như vậy, bề dày lịch sử như vậy mà sao người Việt Nam nhiều tật xấu thế, có sự liên quan gì ở đây chăng.

Hình ảnh mẫu của nhà  nho trong lịch sử là gì? Đó là “học nhi ưu tắc sĩ”, tức học giỏi để làm quan. Ngay từ trong tư tưởng của đám nho sĩ này đã không có tư tưởng đóng góp và cống hiến cho nhân loại cũng như xã hội. Điều này giải thích vì sao  Việt Nam và Trung Quốc chẳng có phát minh gì đóng góp cho nhân loại cũng như cho thế giới. Tự hào 5 nghìn với 4 nghìn năm lịch sử mà không thò mặt đi đến đâu, không phát kiến ra được một  vùng đất mới nào, một hòn đảo nào. Sống an phận thủ thường hẹp hòi và ích kỉ, thích trịch thượng, thích được người khác tôn trọng trong khi chẳng có gì nổi trội. Suy nghĩ thì cố chấp, tự nhận chữ của mình là chữ Thánh Hiền trong khi ra rả kêu là phải khiêm tốn.

 

Cụ thể trường hợp của Từ Hi Thái Hậu là mẫu hậu quốc gia, vậy mà thấy hai con nô tì chải đầu giống mình, liền lệnh lôi ra chém. Than ôi, mẫu hậu quốc gia mà còn so đọ ghen tức với cả đứa nô tì vì mái tóc. Con người hủ nho thấp hèn đến thế là cùng. Con người những nhà  nho là điển hình của sự nhỏ nhặt và chấp chiếm, họ chấp nhặt với những gì mà họ cảm thấy không thích một cách rất chủ quan, họ xách mé nhau trong những bữa cơm, bữa cỗ. Họ coi nói đểu người khác và nói làm người khác đau lòng  như một thước đo thể hiện trình độ và đẳng cấp chữ nghĩa của mình. Họ tự ru ngủ mình bằng những thuật ngụy biện cũ rích. Ngồi xó nhà bới móc mấy lỗi sai vặt của thiên hạ, chấp chiếm cả mấy dòng commen và STT chả trách đầu óc họ cứ mãi tối tăm trong khi chữ Nho của họ thì cả một Bồ trong bụng. Nhiều chữ để làm gì khi mà sách cổ không chịu dịch ra cho đại chúng. Một mình tự đọc rồi giấu kín không nói với ai là đặc trưng của mấy lão Nho sĩ . Ở Việt Nam mình thì nhiều thứ bí truyền lắm, nào là phương thuốc bí truyền, nào là thế võ bí truyền…. rồi cuối cùng trở thành thất truyền bởi sự tăm tối của truyền nhân.

Một đặc trưng nữa của đám Nho sĩ là rất hay nói vòng vo .Nói còn không dám nói thẳng thì , nói gì đến việc đòi đưa ra ý kiến kinh bang tế thế. Giáo dục hiện nay thối nát như thế mà không dám viết một bài viết phản biện, biết tổ chức trong nhà trường đấu đá nội bộ xấu xa mà không dám đứng về phe đúng để đấu tranh . Chọn cách đứng ngoài nhìn cảnh lưỡng hổ tương tàn để mua chút yên thân vô vị, tự hào là ta không màng danh lợi,  thấy có người đấu tranh thì chúng vùi dập đi bằng câu nói ngu xuẩn “ khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”  Và với phương châm đó, họ sống lúc nào cũng giấu mình nhạt nhẽo không để lộ ra cái gì xuất sắc cả để được cầu toàn. Nhưng đó chỉ là ngụy biện  cho sự hèn nhát của đám  nho sĩ thôi. Anh nhà  nho nào đang là giáo viên đọc đến đây chắc thấy ngấm lắm, đúng lắm nhỉ ?  Cái “bả” danh lợi chưa bao giờ giới nho sĩ  hết thèm, tôi dám khẳng định như thế.nhưng  bọn họ  không dám đứng ra đấu tranh vì họ  hèn nhát.   Nhà triết học Pháp Francois Julien, chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc phát hiện, học vấn Nho giáo thiên về “cái nhạt”, tức là nhạt nhẽo, làm sao nói mà như không nói, nói ẩn để không bị lộ mình, mong cầu toàn cho bản thân. Than ôi, lúc nào cũng lo thủ thế giữ mình, thì làm gì có được cái gì hay ho.  Học giả lớn Lâm Ngữ Đường, người Trung Quốc có nói, Trung Quốc không hề có triết học và khoa học, vì người Trung Quốc không biết tôn trọng cái phổ quát thì làm sao có khoa học và triết học được. Triết gia Hegel nói : "Dân tộc Trung Quốc dù lớn, nhưng không có sử thi, nên không phải là dân tộc có tâm hồn lớn”. Vì câu nói này, trong nhiều năm gần đây, giới văn hóa của Trung quốc lọ mọ đi tìm khắp nơi, nhưng vẫn chưa tìm được sử thi nào để cứu vãn độ lớn cho dân tộc cả. Việt nam ta cũng chung tình trạng thế thôi . Người Nhật Bản khinh bỉ nho giáo đến mức họ còn đề ra chủ thuyết “Thoát Á luận”, nghĩa là muốn xã hội phát triển thì phải ly khai những thứ dây cà dây muống của đám nho sĩ . Phải bài xích cái tư tưởng ích kỉ cũng như trịch thượng và giáo điều của bọn chúng . Tự phong chữ nho là chữ Thánh hiền, cho rằng mình biết cái chữ đó là hơn thiên hạ một tầm nhìn, xin lỗi tầm nhìn quý vị chẳng qua nổi mắt cá chân của mấy người học quốc ngữ đâu mấy nhà  nho ạ. Hãy xem những đóng góp của  nho giáo cho giáo dục  2000 năm qua thì biết, giáo dục Việt Nam  nó tàn tạ thế này, nó vô đạo đức thế này vậy mà đám  nho sĩ vẫn tự hào là “ Tiên học lễ hậu học văn” tiên học lễ mà sao học trò giờ chúng nó mất dạy vậy, con người giờ xấu xa bỉ ổi vậy, không từ thủ đoạn vậy, lễ ở đâu khi xã hội suy đồi vô lễ. Đám nho sĩ phải biết nhục về cái tư tưởng mà chúng đang theo đuổi và tôn sùng .Cái đầu tầu nho học là Trung quốc  đã vậy, mấy chú học lỏm ti toe ở Việt Nam sẽ thế nào? Chúng ta thử đọc : “Trì trệ và bất lực" (Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944).

Nho sĩ là một lũ thích nịnh bợ. Thích cái mẽ bề ngoài và cũng đánh giá con người tốt xấu qua cách hành xử bề ngoài. Qua lời nói chót lưỡi đầu môi. Điểm chung  là họ  rất thích xu nịnh, thích được gọi là Thầy nhưng họ lại quên một điều từ Thầy phải được phát ra từ “tâm” người đối diện chứ không phải từ “miệng” người đối diện. Kẻ gọi chúng bằng Thầy nhưng trong bụng khinh bỉ chúng thì chúng đâu có biêt. Ôi dốt nát làm sao đám  nho sĩ  kia Thích sống hình thức nên rất thích nịnh bợ và được tâng bốc,còn  những người thật thà nhưng không khéo léo nói năng có phần hơi thô thì họ chấp nhặt đủ điều

 

Người học nho dễ Bị ý thức hệ nho giáo bảo thủ lung lạc, bị nguỵ thuyết của bọn Tống nho đưa lạc nẻo, bị chế độ thi cử chi phối, đẳng cấp nho sĩ Việt Nam không còn một chút hoạt lực  nào, không còn được một tính cách cấp tiến nào nữa. Nho giáo chủ trương “ tân dân” nhưng rất ít người học nho có tư tưởng “ tân dân” tại sao vậy, vì ngay trong hệ tư tưởng của nho giáo đã đặt nặng tư tưởng bảo thủ .Lật lại lịch sử chỉ có một vài tia sáng nho học như Chu Văn An, Nguyễn Trường Tộ là có chút ánh sáng cải cách. Muốn đóng góp cho xã hội 1 thứ mới mẻ, nhưng bọn hủ nho không thích điều này, chúng thích giấu nghề, chúng thích giữ miếng. vì sao vậy, vì chúng hèn và dốt . sợ giúp đỡ người khác , truyền dạy người khác hết mình thì họ sẽ giỏi hơn chúng và cướp miếng ăn của chúng.  Thật là đã hèn lại còn tham.

 

Nho sĩ là bọn Thiếu độc lập về tư tưởng, hoàn toàn phục tùng cổ nhân Trung Hoa về cả mặt tình cảm, quá câu nệ về hình thức, đẳng cấp Nho sĩ Việt Nam chỉ sản xuất ra được những lối thơ nghèo nàn. Nhiều tập thơ mài giũa công phu nhưng không chút sinh khí. Nhìn ông Tú Xương đi, thi không đỗ, vợ không nuôi nổi, thơ thì không bài nào dài quá 10 dòng , vậy mà còn lớn tiếng đi chửi quan trường thối nát. Thối nát thế còn cố gắng chui vào chỗ thối nát đó để ra làm quan, chui vào không nổi quay ra chửi đổng bằng mấy bài thơ con cóc ngắn ngủn,  Nhà phê bình Hoài Thanh nói:” Nho học chỉ là cái máy để đúc ra hàng vạn bài thơ dở” (tất nhiên là không thể nào viết được tiểu luận, chỉ bình vớ vẩn nhăng cuội. Thời thơ Mới, có nhiều nhà thơ giỏi cả chữ Tầu cả chữ Tây, liền lớn tiếng thách thức bọn hủ nho rằng có giỏi thì dời núi xuống đây đọ làm thơ, nhưng bọn này im phăng phắc, chắc lại đang mỉm cười trên núi rằng “người quân tử không cần đấu “

 

 

Tôi cũng là một người theo “Thoát Á luận”, trong mắt tôi, tôi không coi bọn nho sĩ  ra gì cả. Thời thơ Mới, Ở Việt nam, theo các thống kê, thì chỉ có hơn mười người viết được tiểu luận về văn học và xã hội học, trong số này hình như đám hủ nho không đủ tài. Làm một cái máy bay khó muôn vạn lần, nhưng để phá hoại nó chỉ cần ném vào một nắm cát.

Nhưng tôi cũng thừa  nhận, để cho đám nho sĩ  nhận ra cái sai và cái dở của chúng thật thiên khó vạn nan. Ông Bá Dương trong cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” có nói: người Trung Quốc rất khó khăn, dường như chẳng bao giờ biết xin lỗi. Cái văn hóa nho giáo  là thứ cấu kết lạc hậu nhất trong lịch sử, thật là khó mà nghe được lời chấp nhận thua cuộc hay xin lỗi của họ.

Có một nghịch lý là nho giáo ra rả suốt ngày dạy nhân, nghĩa , lễ , trí , tín thế nhưng xã hội nho giáo lại là một lũ bất nhân bất nghĩa, bất trung, bất tín, lật lại lịch sử và nhìn lại thực trạng xã hội Việt Nam  đi. Tự ngẫm mà hiểu tôi nói thế có đúng không nhé, đám nho sĩ kia.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bậc thầy của Nho giáo là ai . Đó chính là Khổng tử, và sau đây là một bài bình luận về ông tổ sư của nho giáo này.

 

Một con người máy móc

 

Cuộc đời của Khổng Tử cũng rất thú vị, nhưng nếu đọc kĩ thì hình như ông chẳng có đóng góp gì quan trọng lắm. Ông tên là Khổng Khâu, sinh năm 551 trước Công Nguyên, ở nước Lỗ, trong một gia đình  trung lưu vì bố của ông là một vị quan thuộc nước Lỗ. Tuy ông được người đời sau tôn thành "Vạn thế Sư biểu" (Bậc thầy của muôn đời), nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông nếu được soi rọi kĩ thì không hẳn xứng đáng với danh hiệu đó. Nói chính xác, ông là một … thầy cúng. Theo sử sách để lại, năm 19 hay 20 tuổi, ông ra làm quan, chuyên nghề thu thuế. Sau đó, ông được giao việc chăm sóc các con vật dùng vào cúng tế.

 

Có lẽ chính vì cái xuất thân này mà ông rất quan tâm đến thủ tục cúng tế. Có lẽ vì xuất thân là người thu thuế, kế toán, nên ông rất quan tâm đến sự chính xác. Ông sống như kẻ trưởng giả, suốt đời từ cách ăn uống, cách mặc, cách đi đứng, cách cư xử, lúc nào cũng theo qui ước. Sách Luận Ngữ viết rằng ông chỉ ăn thức ăn nấu thật chín, món ăn phải theo mùa, lượng rau và thịt không thay đổi. Ông cũng uống rượu nhưng không bao giờ để cho say xỉn. Ăn mặc thì không mặc quần áo màu mè, lễ phục thì cánh tay mặt phải dài hơn cánh tay trái, quần áo ngủ phải dài hơn quần áo ban ngày nửa thước. Còn nói thì nói chậm, và không dùng ngón tay để chỉ một vật gì. Trong triều đình cung cách của Khổng Tử là "thượng đội hạ đạp". Đối với các quan cấp dưới thì ông tỏ ra cứng cỏi, còn đối với các quan cấp cao hơn thì uyển chuyển. Đó là chân dung của một người rất máy móc, cứng nhắc, và sống theo qui ước cho chính ông đặt ra.

 

Không được trọng dụng

 

Thời thanh niên và trung niên, Khổng Tử không được trọng dụng vì ông chẳng có đóng góp gì quan trọng. Ông lưu lạc rất nhiều nước, nhưng chẳng có vua chúa nào trọng dụng tài của ông. Cuối cùng ông về nước Lỗ và mở trường dạy học. Nên nhớ rằng thời đó, chỉ có triều đình và những "hiền nhân" mới có quyền mở trường dạy học. Nhờ trường của Khổng Tử mà nhiều môn đồ sau này làm lớn trong triều đình. Ông đào tạo khoảng 3000 môn đồ. Nghe nói công lớn của ông là làm cho khoảng cách giữa người "quân tử" và "tiểu nhân" ngắn hơn, nhưng có người cho rằng đó là một ảnh hưởng vô ý thức, vì trong thâm tâm ông không muốn vậy. Theo sách vở để lại, ông xem kẻ tiểu nhân không đáng được kính trọng, không cần nể nang .

 

Khổng Tử được tôn xưng là một nhà đạo đức, nhưng "đạo đức" ở đây có nghĩa là ông làm đúng nghi lễ, chứ không hẳn là có đạo cao đức trọng. Ông dạy môn đồ phải trung thực, giữ tín nghĩa với bạn bè, phải phụng dưỡng cha mẹ, giúp người già sống yên ổn, yêu trẻ thơ. Đó thật ra là những chuẩn mực chung thời đó của người Á Đông. Nhưng Khổng Tử không có tầm vóc "global" của Phật Thích Ca hay Chúa Jesus, những người có khả năng xây dựng hẳn một nền triết lí và đạo đức học để cứu rỗi thiên hạ. Thậm chí, ông còn kém hơn Gandhi một bậc.

 

Ông cũng có vẻ rất thích tự xem mình làm việc của thánh. Ông từng nói rằng "Bảo ta là thánh thì ta không dám, nhưng ta làm việc thánh không biết chán, dạy người không biết mỏi." Ông cũng khá tự tin về tài năng của mình. Ông từng phán rằng vua chúa nào mà biết trọng dụng ông thì chỉ một năm ông sẽ làm cho nước đó khá lên, 3 năm là sẽ thành công. Nhưng trong thực tế, chẳng vua chúa nào tin dùng ông cả. Chứng cứ cho thấy ông làm quan nước Lỗ gần 10 năm mà nước này có khá lên đâu. Khổng Tử chủ trương tập trung quyền lực vào vua chúa, không cho các đại thần tham chính. Chính vì thế mà các đại thần rất ghét Khổng Tử, họ khuyên vua chúa nên xa lánh ông quân sư này.

 

Có thể nói rằng Khổng Tử là người thích làm quan cầu vinh và … trốn thực tế. Khi đã làm quan, ông khuyên rằng nước nào thịnh thì tìm đến xin làm quan, còn nước nào khó khăn thì bỏ đi. Ông cũng khuyên rằng nước lâm nguy thì không nên vào, nước bị loạn thì không nên ở. Cái triết lí này cũng từng được nho sĩ Nguyễn Khuyến áp dụng triệt để. Khi nước mất về tay người Pháp, ông lui về ở ẩn để ngâm vịnh thơ ca, chứ chẳng có đóng góp gì đáng chú ý. Thể hiện một lối sống rất vô trách nhiệm.

 

Học thuyết của Khổng Tử

 

Cũng như các "học thuyết" thời xưa, những gì Khổng Tử để lại chẳng là bao nếu so với tiêu chuẩn hiện nay. Tác phẩm của ông là Tứ Thư và Ngũ Kinh. Nếu gộp lại thì chắc độ 300 trang. Ấy thế mà suốt đời này sang đời khác đám nho sĩ  lải nhải nhắc đến những sách này như là "học thuyết"!

 

Khổng Giáo cũng rất quan tâm đến một giá trị đặc biệt: đó là chữ trinh tiết của người phụ nữ. Các giá trị ông đề ra cho phụ nữ phải nói là rất mất nhân tính. Những giá trị đó hạ thấp vai trò của người phụ nữ, xem họ như là vật dụng. Thật là vô lí khi đòi hỏi người phụ nữ phải phục tùng chồng con! Còn đòi hỏi trinh tiết như là một giá trị. Đây là điều đểu cáng nhất của Khổng Tử. Ông ta lấy màng trinh ra để đánh giá nhân phẩm phụ nữ, thật không có gì khốn nạn hơn, hỏi sao mấy đại gia bây giờ hay đi săn gái trinh. Cũng bởi Khổng Tử vẽ đường cho Hươu chạy .  Ngày nay, những giá trị về phụ nữ đó của Khổng Tử không thể áp dụng được vì đó là một hệ giá trị quái đản.

 

Nhà văn Bá Dương (người Tàu) là tác giả cuốn sách nổi tiếng "Người Trung Quốc Xấu Xí". Trong sách, ông xem Khổng Giáo là một hũ tương đặc sệt. Nhưng có người xem nó còn tệ hơn một hũ tương, vì Khổng Giáo còn đề cập đến quỉ thần, phục tùng vua chúa, đặt ra những qui ước ăn ở trong gia đình, tu thân, v.v. Ông Nguyễn Gia Kiểng xem Khổng Giáo là một "hũ mắm thập cẩm, thịt có, cá có, tôm có, mà rau cũng có. Mỗi người nếm nói một cách riêng, người thì bảo là thịt, người thì nói là cá, người lại nói là tôm. Ai cũng đúng cả mà cũng chẳng ai đúng cả. Cho nên có người nói Nho Giáo là hệ thống chính trị, có người nói đó là một triết lí và cũng có người coi nó là đạo lí."

 

Có vài đặc điểm về Khổng Giáo mà giới toàn trị rất ưa thích. Thứ nhất là tinh thần thủ cựu, bảo thủ. Khổng Tử, như tôi mô tả trên, là người rất tôn trọng nghi thức (ông gọi là "lễ"), suốt năm này sang năm khác, ông chỉ lặp lại những nghi thức, lễ giáo ông đặt ra. Không sáng tạo cái gì mới, thậm chí còn thù ghét cái mới. Thứ hai là thiếu tính khoan dung và độc quyền chân lí. Các giá trị mà Khổng Tử truyền bá là qua áp đặt chứ không qua thuyết phục. Ông không muốn có một chân lí khác ngoài chân lí của ông. Thứ ba là tính sùng bái cá nhân, sùng bái cấp trên một cách bệnh hoạn. Đặc điểm thứ ba này cũng rất phù hợp với quan điểm của các chế độ quân chủ và toàn trị, vì họ thích dựng lên những cá nhân thần thánh

Kết luận. Nho học chẳng đóng góp được gì cho xã hội này cả, nó cũng chẳng phải là một cái nét văn hóa đặc sắc gì cả, những tác hại của nó gây cho xã hội nhiều hơn rất nhiều đóng góp của nó. Đám hủ nho đọc bài viết này cứ coi như đang đi đường bị người khác ném cục đá vào đầu nhé. Quay lại đánh nhau hay câm mồm đi tiếp và nhả lại một cái cười nhếch mép là việc của các ngươi. Ta không quan tâm.

                                            Duy tân hội

 


 

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Văn hóa ngồi


Ngồi ghế hay ngồi bệt

Ngồi thì phải có ghế chứ. Không kiếm được cái ghế to thì cũng phải có cái ghế nhỏ. Không có ghế thì chỉ còn nước ngồi bệt thôi.

Nếu nói ngồi là dễ  thì sao nhiều người cả đời tìm một chỗ để ngồi mà cuối cùng chẳng có đành phải ngồi bệt.  Nếu nói là khó vậy mà sao biết bao người vô  dụng  lại được chễm chệ ngồi chỗ cao, ăn trên ngồi chốc.  Ngồi lù lù ở đó  bất chấp người đời chửi rủa cười chê. Có mâu thuẫn gì không khi mà với nhiều người việc ngồi lỳ một chỗ được xếp sẵn  ở một vị trí mà lẽ ra họ không xứng đáng được ngồi lại là một điều đơn giản.

Có một nhà văn từng nói. Kiếm tiền là tài năng nhưng tiêu tiền là văn hóa. Còn tôi thì cho rằng leo lên một chiếc ghế là tài năng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, còn ngồi trên chiếc ghế đó là văn hóa theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

Ngồi có quan trọng không. Quan trọng chứ, từ bé phải học lẫy rồi học bò sau đó mới học ngồi. Rồi biết đi đứng. Lớn lên thì ngồi ăn cơm với gia đình được bố mẹ dạy bảo phải ngồi như thế này  thì mới đàng hoàng  ra dáng con người có tư cách. Ngồi như thế kia   là giống phường trộm cắp bất chính, tiện cách. Vậy nên có câu ăn trông nồi ngồi trông hướng là vậy. Lớn hơn tý nữa đi học thì ngồi ở ghế nhà trường. Ra trường thì ngồi ở cơ quan này cơ quan kia, xong  việc thì ra đường ngồi vỉa hè uống trà đá, uống xong thì ra quán bia ngồi nhậu, nhậu xong về nhà  ngồi xem tivi. Sáng hôm sau lại ngồi lên xe lái xe đi làm.  Hầu hết thời gian con người ta dành cho việc ngồi. Có những chỗ ngồi vô thưởng vô phạt nhưng có những chỗ ngồi làm cho người đời điêu đứng. Có những chỗ ngồi làm nên  một nét văn hóa xấu xí cho cả xã hội.  Có những chỗ ngồi đem lại hạnh phúc cho mọi người nhưng cũng có những chỗ ngồi làm cho người đời kinh bỉ và nguyền rủa.  Vậy thì nguyên nhân tại cái chỗ ngồi hay tại cái ghế hay tại cái mông, ….

Chẳng tại cái gì cả. Tại cái văn hóa của người ngồi thôi.  Ai cũng  có thể chọn chỗ ngồi cho mình và phải  chịu trách nhiệm về cái chỗ mình ngồi.  Khi mà người ta ngồi lên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm thì cũng là việc ngồi  và ngồi như thế thì người ta phải chịu trách nhiệm về những rủi ro xảy ra khi mà xe có va quệt, không thể đổ lỗi cho người khác được vì chính họ trước khi ngồi lên xe họ đã chọn như thế.  Rồi  ra ngã ba, ngã tư  ngồi  buôn chuyện và thuật ngữ trà chanh chém gió được ra đời, những cái gì được ví với gió sẽ hời hợt và không có độ sâu, những câu chuyện xung quanh cốc trà đá thì cũng thế thôi. Hoặc lớn hơn tý nữa là chỗ ngồi địa vị . Không thể nào khi người khác tìm đến cái chỗ  nơi có mình ngồi đó hỏi về một nhiệm vụ trong phạm vi cái chỗ ngồi của mình  mà mình nói không biết rồi chỉ lòng vòng chỗ này chỗ khác. Ngồi như thế người ta gọi là bù nhìn. Nghĩa là có mắt mà như mù, có tai mà như điếc. ngồi như thế giống một đống thịt đặt  trên một khúc gỗ. Những bộ comple đẹp mặc trên người họ cũng chỉ như bộ quần áo đẹp treo lên cái mắc áo mà thôi . Tiếc thay những đống thịt như thế nhiều lắm.

Có những chuyện lẽ ra là rất lạ nhưng nó lại đang hiện diện như một điều bình thường. có những chỗ ngồi lẽ ra không nên ngồi nữa mà phải để người trẻ hơn thay thế vị trí . Thế mà người ta vẫn cố ý ngồi bằng nhiều cách khác nhau. Khai gian tuổi, cậy mình có công lao thế này thế kia…. để ngồi lỳ  và dĩ nhiên, ngồi lỳ có nhiều lợi lộc lắm nên người ta bất chấp để ngồi mặc cho bao người  chửi  là đồ ăn hại.  Cái loại này nhiều vô số kể. Xung quanh chỗ ngồi của những kẻ ngồi lỳ đó là sặc sụa mùi tiền, mùi gái, mùi phấn son đàn bà…..

“Dù thế nào thì chúng nó vẫn ngồi.”  .Cũng giống như câu của nhà thiên văn học Galile đã nói trước khi lên giàn hỏa thiêu. “ dù thế nào thì trái đất vẫn quay” . Như một chân lý đang hiện diện ở đất nước tôi. Thật là đau lòng thay

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Đồng tiền đi trước là đồng tiền KHÔN







Đồng tiền đi trước là đồng tiền KHÔN , đồng tiên đi sau là đồng tiền gì.

Ai cũng biết rằng đồng tiền không xấu, nó xấu hay tốt phụ thuộc vào người dùng. Nó KHÔN  hay ngu phụ thuộc vào người dùng. Đồng tiền hoàn toàn vô tri vô giác. Tại sao chúng ta lại đánh giá nó như đánh giá một con người. Việc đặt hệ quy chiếu một vật vô tri vô giác vào hệ quy chiếu của con người là một việc làm hoàn toàn sai lầm.  Hơn nữa, phạm trù KHÔN  hay ngu cũng chỉ mang tính tương đối và chỉ mang tính thời điểm. Có những quan điểm hiện tại là khôn nhưng ngày mai nó là dại, cũng có những quan điểm hôm nay là dại nhưng ngày mai lại là ý tưởng mới …. Việc tôn sùng đồng tiền, để đồng tiền lên đầu, phong cho đồng tiền danh hiệu này danh hiệu kia là một việc làm hết sức nguy hiểm. Nó phản ánh một xã hội cằn cỗi trong tư duy đánh giá. Nghèo nàn trong cách nghĩ cách làm và xuống cấp về đời sống tinh thần .

Khi 1 quan niệm sai lầm được lịch sử bao bọc bằng bề dày của nó thì sự tác động tới nhân sinh quan, thế giới quan của những người sống trong xã hội đó chắc chắn bị ảnh hưởng rất nhiều. Hỏi sao người  ta hay dùng tiền để giải quyết mọi việc, mặc dù đau lắm, tiếc lắm, xót lắm. Biết là sai đấy nhưng vẫn cố phọt tiền ra trước . Vì ai cũng cho rằng như thế thì mới KHÔN. Và ai cũng muốn KHÔN.

Có hai loại đưa tiền đi trước .Loại 1 là đồng tiền đi trước  nghiêng về mặt đầu tư, đầu tư để mang về khoản  lớn hơn. Dám chấp nhận rủi ro bỏ tiền ra làm ăn sớm khi người khác còn chần chừ,   và loại thứ 2 là  dùng tiền để đi đêm, hối lộ, dùng tiền để bôi trơn, dùng tiền để lót đường.…. để đạt được một mục đích gì đó mà lẽ ra đồng tiền không được phép xuất hiện.

Loại thứ nhất thì ít lắm. nó chỉ chiếm 1%  bởi đó là những doanh nhân . Nhưng loại thứ 2 thì nhiều vô kể. Từ người có địa vị cao đến người không có địa vị,  không phân biệt vùng miền .Ai ai cũng sẵn sàng phọt tiền ra để đạt được mục đích trước mắt của mình, để được KHÔN   và ở đời ai chả muốn KHÔN. Vậy nên việc phọt tiền ra càng nhanh hơn người khác thì càng khẳng định mình KHÔN  hơn người . Người nào phọt tiền ra trước thì được gọi là ” biết thời thế “. Người đưa tiền thì ít nhưng kẻ nhận tiền thì nhiều lắm. Và kẻ nhận tiền thì lúc nào cũng muốn người đưa tiền càng KHÔN càng tốt.

Thế  đồng tiền đi sau chắc là  đồng tiền ngu. Còn kẻ không  dùng tiền thì chắc là vô cùng ngu.

Thế thì các công ty cho người dùng sử dụng miễn phí dịch vụ của mình như Google hay Facebook là ngu số 1. Vì họ đâu có thu tiền người sử dụng trước khi cung cấp dịch vụ. Như ở Việt Nam ta làm cái gì cũng xằng phẳng trắng phớ, tiền trao cháo múc, bất kì một cái gì cũng đè cổ ra lấy tiền trước. Một con gà gánh 14 loại phí, đi đường mất phí, đi học mất phí, vào viện mất phí, đi vệ sinh công cộng cũng có người ngồi thu phí. ….. thế là nước ta KHÔN  nhất thế giới. Mặc dù người nước ta đọc 1 năm hết nửa cuốn sách. Chắc khôn quá rồi nên không cần đọc sách nữa. KHÔN  quá rồi nên không cần học nữa. Đi mua bằng nhanh hơn.

  KHÔN  như thế nên chắc Việt Nam ta rất giàu có, vì giàu có như vậy nên đụng vấn đề gì cũng thích dùng tiền giải quyết cho nhanh gọn, để đồng tiền lên đầu, anh em trong gia đình đâm chém nhau vì tiền, bạn bè hại nhau vì tiền, bác sĩ sẵn sàng làm chuyện trái với đạo đức nghề nghiệp  vì tiền, viên chức nhà nước thì sẵn sàng  làm chuyện đồi bại cũng vì tiền….  giờ làm cái gì mà chẳng phải “bôi trơn” bằng tiền. Mà cũng kì lạ thật. Đồng tiền làm được nhiều việc  như thế,  tiền Việt Nam  hữu dụng như vậy, ích lợi như vậy sao giá trị của nó thấp  thế nhỉ, đứng thứ 2 từ dưới lên về giá trị đồng tiền . Mâu thuẫn chưa.

Một xã hội trọng đồng tiền, tôn đồng tiền lên trước mọi giá trị cuộc sống là một xã hội tồi tệ. Xã hội tồi tệ bởi những nét văn hóa tồi tệ. Chính chúng ta là người tạo ra nó, thì hãy tìm cách thay đổi nó. Nói chung, ta quá quan trọng sức mạnh của đồng tiền đến nỗi quên đi những giá trị khác của cuộc sống, làm cho gía trị của đồng tiền trở nên sai lệch và đáng ghét.  Và nguy hiểm hơn, mỗi ngày dù vô tình hay cố ý, ta vẫn đang cố truyền lại những nét văn hóa xấu xí này cho các thế hệ sau. Làm sao để ngăn điều đó lại? Làm sao để dạy cho con cái ta rằng cuộc sống còn nhiều giá trị cao đẹp hơn những đồng tiền. Làm sao để cho chúng hiểu tiền bạc chỉ là một thứ công cụ, không phải mục đích, rằng con người nên tìm đến những giá trị nội tâm, hơn là giá trị bên ngoài? Làm sao để cho chúng có thể sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan và hữu ích?

4000 năm phong kiến chúng ta đã sai. Bây giờ chúng ta vẫn sai, chúng ta tự hào là phát triển cái này cái nọ, đổi mới cái này cái kia nhưng thực sự xã hội chúng ta, tư duy và suy nghĩ của chúng ta không khác gì thời phong kiến. Chúng ta như  một con kỳ nhông đổi màu để thích nghi với môi trường và tự hào rằng mình biến hóa giỏi nhưng con kì nhông thì nó vẫn là con kì nhông bất kể nó có biến thành mầu gì.

Kiếm tiền là tài năng nhưng tiêu tiền là văn hóa. Tôi sẽ không bàn tới việc tiêu tiền sao cho văn hóa bởi cái gọi là văn hóa cũng phụ thuộc vào quan niệm riêng của từng người. Tôi chỉ muốn mọi người đừng ban cho đồng tiền những thứ quyền lực mà bản thân nó không hề có. Đừng vì tham vọng thấp hèn của mình mà biến đồng tiền vô tri vô giác thành  kẻ chủ mưu của bao chuyện đồi bại để rồi lại tìm đủ nguyên nhân để biện hộ .  Đừng  đem nó ra làm quy chuẩn để đanh giá người khôn kẻ dại , người  này người kia. Như thế dốt nát, tối tăm  và lố bịch lắm.

 

 
  


 

 

 

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Ăn cắp ở Việt Nam




Ăn cắp ở Việt Nam  

Nói ra thì buồn. Ở  mình có thói ăn cắp  hở ra cái gì là mất cái đó. Sống trong một đất nước lúc nào cũng lo sợ bị "Ăn Cắp . Từ cái nhỏ đến cái lớn, từ cái hữu ích đến cái vô ích, tất cả đều bị ăn cắp. Người ta thi nhau ăn cắp đến tối tăm mặt mũi. Trung thực thường bị gọi là “ không biết thời thế”


Ăn cắp nhiều đến nỗi 
Có cả tục ngữ để hợp pháp hóa hành vi ăn cắp
 

Thằng to ăn to, thằng bé ăn bé, thằng đi chăn nghé thì ăn cái đòng đòng

Đó là một câu tục ngữ điển hình nguy hại.

Nhiều người đổ cho là “bần tiện thì sinh bất nhân”. Nghèo túng quá sinh trộm cắp vậy nhưng một thực tế mà tôi thấy người ta ăn cắp hàng ngày bất kể cuộc sống có dư dả cỡ nào đi chăng nữa. Và càng những người  có quyền có danh có phận thì lại là những kẻ ăn cắp cỡ bự . Xưa rồi cái hình ảnh  kẻ ăn cắp là những kẻ nghiện hút xăm trổ đầy mình. Kẻ ăn cắp bây giờ còn là những tay tri thức cuội với cổ cồn áo trắng đi xe đẹp ở nhà lầu và đeo kính trắng.

Bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã từng nói là.” Ở Việt Nam bây giờ cái gì người ta cũng ăn” , ăn ở đây là ăn cắp.

Bác sĩ ăn cắp tình thương. Ăn cắp  thuốc tiêm chủng ngừa bằng cách chia phân lượng thuốc tiêm ra nhiều phần, không đủ tiêu chuẩn, "ăn cắp" thủy tinh thể nhân tạo của Mỹ, rồi thay thế bằng sản phẩm Ấn Độ để "ăn cắp" giá tiền sai lệch . Thử vào bệnh viện  đi, nếu bạn không bồi dưỡng cho cô hộ lý thì đố bảo cô ấy thao tác nhẹ nhàng được. Làng tôi có một chú đi viện mổ ruột thừa chỉ vì quên chưa bồi dưỡng cho cô hộ lý mà khi thay bông băng cô ấy chẳng thèm bôi nước vào vết thương để lột bông băng ra, thay vào đó là cô ấy cầm tay lột mạnh một cái. Thử hỏi đối với một vết mổ mới được khâu mà lột bông băng như vậy thì người bệnh đau đến nỗi nào. Hàng ngày những câu chuyện được truyền tai khi đi bệnh viện, muốn tiêm không bị đau, muốn truyền dịch được nhẹ nhàng thì phải bồi dưỡng cô hộ lý như một hồi chuông gióng lên cảnh tỉnh về tình trạng tình thương giữa con người với con người bị ăn cắp nghiêm trọng

Giáo viên ăn cắp kiến thức . Tình trạng giáo viên lên lớp dạy qua loa giữ kiến thức để về nhà dạy thêm đã không còn xa lạ. Hồi cấp 3 tôi có cô giáo chủ nhiệm dạy môn Hóa, hầu như lên lớp cô chả dạy gì ngoài mấy công thức Hóa vớ vẩn, nếu không đi học thêm thì không thể nào thi đỗ đại học được với cái kiểu dạy dỗ như vậy. Đó là còn chưa kể đến trường hợp Giáo sư "ăn cắp" công trình trí tuệ của người khác, ăn cắp đề tài khoa học của người khác. Cái này đầy rẫy ra đó .

Thằng nhà thầu thì ăn cắp sắt thép nhựa đường xi măng. Ông chủ ăn cắp cái lớn,  nhân viên ăn cắp cái nhỏ, chị đồng nát thì ăn cắp sắt vụn . Điều này giải thích vì sao đường xá ở việt nam mình chưa làm đã hỏng, chất lượng vô cùng tồi tệ nhưng chi phí thì lại cao hơn cả bên Mỹ tới 10 lần. Nếu ai đọc đến đây mà chửi tôi là tôi nói xấu hết người này người khác thì hãy bỏ thời gian qua nước ngoài đi để mở to mắt ra xem đường xá của họ, xem cách họ làm việc, cách họ bán  hàng rồi hãy chửi tôi.

Còn vài thằng nữa ăn cắp  gấp mấy lần  nhưng tôi chán chẳng thèm kể  chúng nó ra đây bởi ai cũng biết chúng nó là ai rồi.

Tôi cũng  không muốn liệt kê mấy kẻ ăn cắp xe, ăn cắp chó, hay ăn cắp điện thoại…. bởi đó là bọn ăn cắp tép riu. Nạn nhân của chúng chỉ là một cá thể. Cái ăn cắp mà tôi muốn bàn tới ở đây là đạo đức xã hội với một quy trình ăn cắp bài bản được hợp thức hóa và được ngụy trang bằng vẻ ngoài hào nhoáng. Cái đó mới là cái nguy hiểm .

Nhưng tóm lại chúng cũng  là một lũ ăn cắp. Chúng giống nhau vì  tâm hồn thì như một vũng bùn lầy, đạo đức của chúng đều bốc mùi  và thủ đoạn ăn cắp thì tinh vi hơn cả hệ điều hành IOS

Vừa rồi tôi có đi Thái Lan . Cộng đồng người việt mình bên đó kinh doanh và làm ăn rất khá. Khi tôi  hỏi về kỉ niệm khi hồi hương du lịch thì chỉ nhận được những cái lắc đầu. Những câu nhận xét ngô nghê khi vốn tiếng việt không rành  về ăn cắp cũng như lừa đảo ở việt nam  mà họ gặp phải khi đi du lịch làm tôi vừa buồn cười vừa xấu hổ. Chấp nhận sao nổi khi mình mua 7 con cá mực to nặng 1 cân để rồi khi về nhà mới phát hiện ra đã bị đánh tráo thành cá mực nhỏ.  Lúc đó tôi chỉ muốn có chỗ nào để chui xuống bởi xung quanh chỉ có 1 mình tôi là người Việt chính gốc.

Khi mà mất đồ người ta không chỉ chửi thằng ăn cắp mà còn chửi luôn cả người bị mất cắp là không có kĩ năng bảo quản đồ đạc thì thực trạng xã hội đã rất trầm trọng. Khi mà người dân thành phố phải sống trong hàng rào dây thép gai sau một cánh cổng sắt cao 2 mét với camera giám sát mà vẫn không cảm thấy an toàn. Khi mà mặt hàng cửa chống trộm vẫn là mặt hàng bán chạy thì khi đó chúng ta còn phải cảnh giác tất cả những nghi vẫn xung quanh mình. Thử về hà nội mà xem. Ví dụ điển hình là khu đô thị Mĩ  Đình  với những biệt thự hàng chục tỉ được bao vây xung quanh kín kẽ tới mức tôi buột miệng ra 2 câu thơ

                                                  Nhìn xa thì tưởng nhà lao

                                                  Đến gần mới biết tường bao nhà giàu

 Lịch sử thì sao . Ăn cắp từ trong lịch sử,   thủ phạm lại là những trạng nguyên, những nhà ngoại giao. Chắc ai cũng biết nguồn gốc hạt Ngọc Mễ hay còn gọi là hạt Ngô được mang vào nước ta bằng cách nào. Cách đó có xứng đáng với tư cách của một  con người nổi tiếng trong lịch sử không. Dẫu vẫn biết ngài là người có công mang giống Ngô về cho nước ta nhưng không nhất thiết là phải bằng con đường trộm căp và trốn Hải quan như vậy.  Bởi dù gì thì hành vi ăn cắp nó vẫn là ăn cắp thôi, bất kể anh có viện lý do gì để bao biện cho động cơ ăn cắp của anh. Tôi còn nhớ câu chuyện nguồn gốc hạt Ngô được dạy từ hồi tôi học tiểu học, đặt một câu hỏi các bậc làm giáo dục.  Chẳng phải họ đang dạy một thế hệ trẻ ăn cắp???

Tôi sẽ không nói sâu đến việc rạch hành lý trộm đồ ở sân bay bởi báo chí đã đưa quá nhiều. Người ta sẵn sàng ăn cặp ở những nơi là bộ mặt của quốc gia thì ngán gì việc ra nước ngoài ăn cắp trong siêu thị của người ta. Nhìn mấy tấm biển cảnh báo ăn cắp được in bằng tiếng việt ở bên Nhật , bên Hàn .Chán chưa.

Người xưa có câu. Thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Thử hỏi ở nước mình kẻ bất chính có chừa một ai. Từ kẻ đầu bạc đến kẻ đầu xanh, từ người chức to đến người chức nhỏ, từ kẻ lành lặn đến người què quặt.  Hễ có cơ hội là họ ăn cắp, ăn cắp đến tối tăm mặt mũi. Ăn cắp không chừa một cái gì cả

Nhiều nhà tâm lý học, xã hội học  nghiên cứu hành vi ăn cắp như một loại bệnh lý. Nhưng tôi không quan tâm tới căn bệnh đó vì nó là biểu hiện của bệnh tâm thần .  Cái tôi quan tâm là  ở Việt Nam mình ăn cắp là một hành vi mang tính xã hội bởi hành vi trộm cắp có cả ở  những con người khôn ngoan có học vấn, có địa vị và được ngụy trang tinh vi với những mĩ từ đẹp đẽ.  Và một  xã hội suy đồi là đất tốt cho hạt giống ăn cắp này mầm và sinh sôi.

Cách điều trị ăn cắp. Hãy trong sạch từ trong tâm hồn của chính mình. Trong sạch từ trong hành vi và  công việc của mình. Hãy lấy mình làm tấm gương cho những người xung quanh mình. Phải chứng minh cho họ thấy rằng sống không trộm cắp hạnh phúc biết bao nhiêu, nhẹ đầu nhẹ óc biết bao nhiêu.  Hãy góp gạch xây nên một xã hội trong sạch ngay từ chính mỗi chúng ta. Nếu không thể thay đổi cả xã hội thì trước nhất hãy thay đổi chính bản thân mình. Dũng  cảm lên đừng sợ bị gọi là “ không biết thời thế”

 

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

BÀN VỀ TÍNH ĐỐ KỊ

BỆNH ĐỐ KỊ
Ôi sao nhiều bệnh thế này. Có người bảo tôi là “ sao anh toàn nhìn vào mặt tiêu cực vậy, anh phải nhìn vào mặt tích cực của xã hội chứ. Anh nhìn xã hội tiêu cực thế không sợ bị người ta đánh giá là anh đang sống bất mãn sao “?
Tôi có trả lời như thế này. “ thưa cô  : Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.” tôi không thể và cũng không dám nhận mình là nhà tư tưởng, nhưng tôi có một mong muốn nhỏ nhoi là những người đọc được những bài viết của tôi họ nhận ra họ sai ở một chỗ nào đó trong con người họ và  thay đổi được 1 điều gì đó tích cực,đó đã là thành công của tôi rôì. Và tôi cũng kết luận  là tôi nhìn vào mặt tiêu cực không có nghĩa là tôi là một kẻ tiêu cực. Tôi mà sống tiêu cực thì không đủ tỉnh táo  để nhìn ra những cái sai đó đâu cô gái ạ.
Bàn một chút về bệnh đố kị
Bệnh đố kị hay còn gọi là thói ghen ăn tức ở, hay theo ngôn ngữ mới là Gato, tục ngữ thì gọi là “ con gà tức nhau tiếng gáy”, “ ăn không được thì đạp đổ “ từ người lớn lẫn trẻ con đều có tính đố kị  và bằng kiểm chứng của tôi thì chính cha mẹ là người tiêm vào đầu con cái mình  cái tính đố kị xấu xa đó. Và rất nhiều gia đình còn hợp thức hóa đố kị dưới nhiều hình thức , từ ngồi buôn dưa lê nói xấu 1 ai đó trước mặt con cái , hay thấy người khác hơn mình một mặt nào đó thì túm lại soi xét khuyết điểm cho thỏa lòng  ghen tức. Thay vì phải dạy con cái mình sống đàng hoàng và cạnh tranh công bằng, nói lời hay ý đẹp. Một gia đình mà có cha mẹ đi đố kị với nhà hàng xóm thì thử hỏi sao con cái của gia đình đó không đi đố kị với bạn bè. “ con nhà tông không giống lông thì giống cánh, nòi nào giống đấy….” 
Phát hiện đố kị không khó bởi vì bản thân nó khá bốc mùi  vậy nên việc  ai đó đang thở những câu nói đố kị rất dễ cho chúng ta nhận ra bởi bản chất  nặng mùi đặc trưng của nó. Và  đố kị thì chỉ là biểu hiện bề ngoài của những điều sau đây
1: Đố kị là biểu hiện của sự hèn nhát yếu đuối, bất lực và ngu dốt.
Nếu có bản lĩnh  thì hãy kiên trì  học tập phấn đấu để hơn hẳn người ta đi, để người ta phải nể mình và phục mình và phải tìm đến mình học hỏi. . Tại sao phải ngồi nói xấu, buôn dưa lê, moi móc người ta. Làm như thế người ta chẳng có ảnh hưởng gì hết . Người ta không ngu đi, không nghèo đi, thì ngồi nói xấu người ta làm gì. Tính đố kị che mất ánh sang trí tuệ nên người đố kị cứ u mê và tối tăm mãi .
2: Đố kị là biểu hiện của sự xấu xa bỉ ổi .
Thái độ đố kỵ là tỏ ra khó chịu khi thấy người khác được hơn mình. Khi đi học, ghen ghét với người học giỏi hơn mình, khi đi làm  thì  đố kỵ với  người giỏi chuyên môn, được tín nhiệm, đạt nhiều danh hiệu cao quý hơn mình.  Sự nguy hiểm của tính  đố kỵ chính là ở chỗ ác tâm, mang lòng thù ghét, thậm chí nghĩ ra cách làm hại người khác để thỏa mãn thù hận của mình để rồi tự biến  thành những con người hèn kém, độc ác. Âu đó cũng coi như họ tự tước đoạt hạnh phúc của chính bản thân họ vậy. Có những ông chồng sau khi ly hôn vợ thấy vợ mình cặp kè với một người đàn ông khác thành đạt hơn, đẹp trai hơn mình sinh lòng đố kị đến đánh vợ, đe dọa người đàn ông kia. Tìm mọi cách phá hoại người ta. Cái tâm lý ăn không được thì đạp đổ nó ăn sâu vào máu của rất nhiều người. Không chỉ đơn thuần là vợ chồng khi ly hôn mà người yêu với nhau khi chia tay cũng thế. Biết bao vụ án đau lòng của chuyện tình cảm yêu đương, tình cảm vợ chồng nguyên nhân xuất phát cũng là cái tính đố kị của người cũ. Tôi không muốn lấy ví dụ vì nó quá nhiều và xảy ra hàng ngày.

3: Đố kị là biểu hiện của đạo đức thấp kém
Đố kị đa dạng về sắc thái, giàu có về cung bậc. Khi ai đó bàn luận về một người  nào đó có trình độ  thì sẽ có ngay một kẻ moi chuyện gia đình ra và nói.” Giỏi vậy mà gia đình không ra gì thì cũng không ăn thua” khi có người nói chuyện hay được người khác khen ngợi thì sẽ có ngay kẻ nhảy vào nói” ui trời, người nhà nó còn chẳng bảo được thì giỏi giang cái nỗi gì”. Và rồi  tìm hiểu, moi móc, rêu rao khiếm khuyết của họ, của gia đình họ . Không hiểu người những người kia có tước đoạt đi của họ miếng cơm manh áo nào không, mà họ phải đố kỵ đến thế. Không hiểu sự đố kỵ có sức hấp dẫn thế nào  khiến nhiều người dễ dàng biến mình thành kẻ hèn kém, tiểu nhân, biến những mối quan hệ đang yên lành trở thành thù hận, đang từ người thân quen thành ghanh ghét nhau như quân thù . Có lẽ, người ta thích đạp người khác xuống để che đi sự kém cỏi của mình, để khỏa lấp những “thiệt thòi” mà họ cho rằng số phận không ưu ái đối với họ.  Không ai tin rằng số phận sẽ may mắn  với những ai luôn đi gây mầm ghen ghét đố kị. Thấy con cái người ta giỏi giang mà đi nói xấu thì con mình cứ mãi mãi ngu dốt. Đây gọi là luật nhân quả  và đố kỵ không giúp ai tạo ra một kết quả tốt đẹp nào . Việc gièm pha hay kéo bầy đàn vào nhằm hạ uy tín, danh dự người khác, moi móc từ chuyện gia đình chuyện đời tư của người ta là việc làm vô đạo đức hết mức
4:  Đố kị là biểu hiện của tư duy vụn vặt không có tư duy lớn
Cái gốc của thói đố kỵ là xã hội  trọng tiêu chí hơn - kém, đúng - sai hơn là biết nhìn ra điểm khác biệt, ưu thế của mỗi cá nhân. Từ đó mà sinh ra so bì, đố kỵ, moi móc, rất sợ người ta hơn mình và không muốn người ta hơn mình, không dám thừa nhận năng lực kém.
Người ta hay để ý  nhau nên mới biết nhà kia có gì hay, có gì hơn của nhà mình. Nếu thấy người ta mua được cho con họ cái xe đạp điện thì mình cũng phải mua cho con mình một cái. Ở quê tôi giờ xe đạp điện rất nhiều nhưng tôi khẳng định rất nhiều trong số đó mua vì lòng đố kị vì tôi biết mấy gia đình đó cũng chẳng dư giả gì. Rồi người lớn thì . Thấy người ta xây căn nhà mới, nếu sau đó nhà mình cũng xây thì luôn cố gắng làm to hơn, cao hơn .Ngược lại, nếu mình không được thì sinh ra ganh ghét, so bì, thậm chí còn viện lý do để an ủi bằng những suy nghĩ nhỏ nhen kiểu "chắc nó lại được bố mẹ, anh em cho", “ nhà nó có người nước ngoài” "chắc gì tiền để làm những thứ ấy là trong sạch", "gió đến đâu mát mặt đến đấy”
Khi mà người ta coi cái gì của mình cũng là nhất. Con mình giỏi nhất, nhà mình giàu nhất, mình đi nước ngoài về là mình hoành tráng nhất,  nên khi thấy người khác hơn mình sẽ cảm thấy khó chịu. Cứ thế, thói đố kỵ làm người ta luôn  phải nhìn nhau, đề phòng nhau, hơn thua nhau. Dẫn tới hiệu quả làm việc sa sút. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết câu chuyện 1 người Việt Nam làm việc hơn 1 người Nhật bản nhưng 3 người Việt Nam thì làm việc lại không bằng 3 người Nhật Bản. Tôi thì chưa bao giờ tin 1 người Việt Nam  làm việc hơn 1 người nhật nhưng câu chuyện này cũng khiến chúng ta suy nghĩ về tính đố kị ghen ghét đang làm chúng ta nhỏ bé  hơn và không thể ra biển lớn với bạn bè quốc tế được.
Nếu không biết dừng lại, tính ganh đua sẽ trở thành tính đố kỵ, rất uổng phí một đời người vì không làm được nghiệp lớn.

5: Đố kị là trực tiếp tự mình khẳng định mình hèn kém hơn người ta
Một điều  hết sức dễ hiểu đó là. Người ta chỉ ganh ghét và khó chịu, bực tức khi người khác hơn mình, không ai ganh đua với người kém mình. Đó là quy luật. và người nào hay đố kị thì chúng ta cũng thừa hiểu rằng người đó không hơn được ai cả. Họ thật bất hạnh
Đố kị ở mỗi cá nhân thì nó là một tính cách nhưng một xã hội có quá nhiều cá nhân như thế thì nó sẽ thành trào lưu xã hội nhấn chìm tất cả những tài năng trẻ. Điển hình thời gian vừa qua là hiện tượng Nguyễn Hà Đông, Nguyễn Tử Quảng, Đỗ Nhật Nam … nhiều  … nhiều lắm. mọi người hãy để cho họ sống yên ổn làm ăn. Họ không đi xin tiền của quý vị. Ho cũng không làm ảnh hưởng tới cái lợi ích gì của quý vị , đừng xỉa xói châm chọc họ. Nhìn một tập thể bu lại như những con ruồi bâu xung quanh một nhân vật để xâu xé người ta từ chân tơ kẽ tóc mà buồn
Vậy chữa bệnh đố kị bằng cách nào .
Hãy học cách sống rộng rãi cởi mở từ trong tâm hồn. Hãy sống với nhau thật lòng và luôn luôn tôn trọng người khác, luôn sẵn sàng lắng nghe góp ý cũng như sẵn sàng học hỏi những điều mình không biết với 1 thái độ nghiêm túc và tích cực nhất. Như thế  căn bệnh đố kị sẽ bị diệt trừ từ trong tâm hồn của mỗi chúng ta


Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

BÀN VỀ BẢO THỦ VÀ CÁCH CHỮA BỆNH BẢO THỦ

Bàn về bảo thủ giống như việc ta đứng dưới gốc cây xoài mà đếm quả xoài vậy. Bảo thủ đúng hay sai, nên hay không nên vẫn là một chủ đề tranh luận muôn thuở. Và quan điểm của tôi  thì bảo thủ là sai ,sai hoàn toàn. Bởi lẽ xã hội phát triển đi lên vậy nên bảo thủ là nguyên nhân gây nên trì trệ.  Với  con người thì  bảo thủ  còn là thái độ không dám thừa nhận sai lầm, không dám phủ định cái cũ để xây dựng một cái mới hoàn chỉnh hơn, tốt đẹp hơn. Nguyên nhân của căn bệnh này là do con người ta bám vào một cái cơ sở khoa học không chắc chắn nhưng lại ngại thay đổi tư duy hay hành động để phù hợp với tình hình mới.
Cá nhân bảo thủ thì đầu óc tối tăm,  xã hội mà số người bảo thủ lấn át số người cấp tiến thì  xã hội đó không ngóc đầu lên được là lẽ đương nhiên.
Dấu hiệu nhận biết một người bảo thủ là khi  nói chuyện họ chỉ biết ôm khư khư những thứ mình có,  lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào cái ý kiến của mình mà phớt lờ ý kiến của người khác và bỏ qua thực tiễn khách quan.  Đổi mới là điều họ rất khó chấp nhận.
Bệnh bảo thủ không chừa một ai từ người trẻ đến người già. Hồi còn ít tuổi tôi cứ nghĩ chỉ có người già mới bảo thủ, nhưng khi lớn lên thì tôi nhận ra người trẻ cũng bảo thủ không kém. Những ông cụ non ngoài  20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế. Họ sống như các ông già đã về hưu, họ  lập đi lập lại những giáo điều và chỉ biết vâng lời  hô vang những câu khẩu hiệu tuyên truyền xáo rỗng và cũ rích . Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt. Một khi  tư tưởng bảo thủ khi có được đủ thời gian phát triển mà không bị những tư tưởng cấp tiến đánh phá thì mặc nhiên nó sẽ tồn tại như một thực tiễn khách quan và được xã hội  chấp nhận. Điều này lý giải vì sao thanh niên thời nay  lười cống hiến,  sống ích kỉ ,thích chơi bời trác táng  nhiều đến như vậy, nguyên nhân cũng bởi sự bảo thủ trong cách giáo dục của gia đình và  xã hội. Xã hội mới con người mới cần có những cách giáo dục mới chứ không thể ôm khư khư mớ lý thuyết từ thế kỉ trước để áp vào thế kỉ này. Những người lớn tuổi thì còn bảo thủ hơn nữa bởi họ sợ  đổi mới thì sẽ mất chức mất quyền, mất lương mất lộc. Họ nhắm mắt lái một con tàu cũ trên một đường ray cũ để đến chân trời mới.  Giờ mà  thử đem những ý tưởng mới những quan niệm sống mới  ra  bàn luận với mấy người xung quanh đi. Tôi khẳng định bạn sẽ bị coi là dở hơi và bị mắng là mơ mộng hão huyền, ảo tưởng sức mạnh, thậm chí một số trường hợp còn  ghen ghét đố kị.  Tôi thấy đó là điều binh thường  bởi họ đang sống trong môt cái vỏ ốc và cái nhìn của họ không qua nổi mắt cá chân, nên cái vỏ ốc bảo thủ  sẽ giúp họ cảm thấy an toàn trước sự  thay đổi hàng ngày của xã hội.
Đối với cá nhân thì bảo thủ  còn thể hiện qua việc không biết đổi mới bản thân mình, không biết đổi mới  cái đầu của mình. Tại sao tôi lại nói vậy vì  ở cái thời buổi mà giao thông khá thuận tiện, khi mức sống được nâng lên đáng kể mà không chịu dành một quỹ thời gian đi du lịch đi đây đi đó, kết giao bạn bè  thì đó là biểu hiện của tư tưởng bảo thủ. Lật lại lịch sử việt nam thời cận đại. Nước ta tụt hậu biết bao nhiêu trăm năm cũng bởi chủ trương  bế quan tỏa cảng không giao thương đi lại với nước ngoài của vua tôi nhà Nguyễn. Trong  thời đại mà công nghệ số phát triển, sách online miễn phí trên mạng và phần mềm đọc sách trên mạng rất nhiều, dám  bỏ cả ngàn đô la ra để mua một chiếc smartphone mà trong điện thoại không có lấy một cuốn sách hay một phần mềm đọc sách thì  chắc chắn  cái đầu sẽ bị  trì trệ. Đừng nói với tôi là đọc báo và xem tin tức  nhé. Đọc báo và xem tin muôn đời thì kiến thức vẫn chỉ có thế thôi. Đây  là biểu hiện của tính bảo thủ. Bởi lẽ con người ta sống là phải đổi mới, không thể trì trệ được  nhất là cái đầu
Người bảo thủ hay đề cao kinh nghiệm của những người đi trước, dẫu vấn biết rằng kinh nghiệm vô cùng quan trọng nhưng nó chỉ mang tính tham khảo và  đừng bao giờ lấy nó ra làm khuôn vàng thước ngọc để rồi …                                              
                                                         Những cuốn sách một thời như sấm trạng
                                                         Giờ bán cân bà đồng nát mua về
                                                         Những qui phạm một thời như thước ngọc
                                                         Thành vết hằn ghi dấu sự ngô nghê.
                                                                                                                               (Trần Nhương)
Bảo thủ đồng nghĩa với tối tăm, khi mà cuốn sách “ Trí tuệ đám đông “ của tác giả James Surowieck giải thích về việc vì sao đa số thông minh  hơn thiểu số chúng ta mới nhận ra tầm quan trọng của việc biết lắng nghe và góp ý quan trọng như thế nào. Tôi vẫn thường hay nói với mọi người rằng” người khôn ngoan nhất là người biết lắng nghe ý kiến của người khôn hơn mình”
 Tôi sẽ lấy một ví dụ cho bài viết  bớt nhàm chán
Trong  khoa  Tử Vi   có câu  “Sao Thai mà ngộ Đào hoa, tiền dâm hậu thú mới ra vợ chồng” nghĩa là cung Phu trong lá số Tử Vi   mà có sao Thai và sao Đào hoa đồng cung thì phải tiền dâm hậu thú mới ra vợ chồng. Thử xem bây giờ có ai lập gia đình mà không tiền dâm hậu thú. Tiền dâm hậu thú bây giờ không còn là chuyện  ghê gớm như ngày xưa nữa . Ông thầy xem Tử Vi nào mà cứ bảo thủ những gì trong sách nói và nhất nhất luận theo những gì trong sách xưa viết thì thật là ngây ngô
Biết bao nhiêu cô gái về nhà chồng sống tủi khổ vì tính cách bảo thủ của chồng và của nhà chồng. Chúng ta  bàn luận về “trinh tiết” đến bao giờ đây khi mà đàn ông thường xuyên ra ngoài “đổi gió” , rồi khi yêu thường đòi hỏi chuyện quan hệ  với bạn gái nhưng đêm tân hôn lại đòi hỏi vợ mình còn  nguyên vẹn. Tôi cũng là đàn ông vậy nên đừng nói  với tôi rằng đó là nhu cầu sinh lý . Tôi thấy đó là tính bảo thủ và ích kỉ thì đúng hơn .
Tôi có anh bạn vật vã, đau khổ và không hạnh phúc vì đêm tân hôn vợ mình không còn ….. trong khi tôi biết anh ta đã từng làm cho vài cô gái không còn…. trước khi quyết định lấy vợ.  Thật là “Không thể hoãn cái sự đau xót này lại được 
Biết bao nhiêu người con không phát huy được tài năng chỉ vì tính bảo thủ của bố mẹ cứ nhất nhất áp đặt con cái mình phải thế này phải thế kia.  Khỏi cần phải liệt kê vì xung quanh chúng ta những ví dụ đó quá nhiều
Chữa bệnh bảo thủ thì khó lắm, phải chữa từ từ .Bước đầu hãy  tôn trọng ý kiến của người khác và lắng nghe ý kiến của mọi người sau đó thì hãy công bằng trong việc  tiếp thu ý kiến góp ý, đừng sợ sai. Rồi sau đó ai có smartphone thì hãy dowload vài phần phềm đọc sách điện tử về. làm được như vậy là chúng ta đã đặt được 1 viên gạch để xây lên một xã hội cấp tiến rồi


Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

BÀN VỀ BỆNH GIẢ DỐI VÀ PHƯƠNG THUỐC CHỮA BỆNH GIẢ DỐI

Ở nước mình có hoa Sen là quốc hoa, có bài hát “ Tiến Quân Ca” là quốc ca và có căn bệnh giả dối  là quốc nhục
Giả dối hiện nay trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam là một dân tộc kiên cường bất khuất. Tôi có biết 1 câu nói rất hay về giả dố  đó là :” khi giả dối  được lặp lại đủ nhiều thì nó sẽ trở thành sự thật “  và ở xã hội hiện tại cái gì là thật cái gì là giả  thực sự rất khó phân biệt, và ranh giới giữa sống trung thực và sống giả dối cũng rất mong manh
Trung thực thế nào được khi mà người ta hàng ngày phải sống trong một môi trường giả dối mà minh chứng rõ nhất là tiền lương công chức. Chẳng ai sống nổi bằng lương nhưng rồi ai cũng sống đàng hoàng, dư giả.
Chính cái giả dối tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa. Câu hỏi thường trực bây giờ: Tốt để làm gì? Sạch để làm gì? Quên mình để làm gì? Xả thân chống lại cái xấu, cái giả để làm gì? Liệu rồi có ai, có cơ chế nào bảo vệ những nỗ lực đạo đức đó không? Hay rồi cũng bị cả tập thể nghiền nát theo câu khẩu hiệu “ thiểu số phục tùng đa số”
Khi sự giả dối được miêu tả bằng những  câu châm ngôn thì nó nghiễm nhiên trở nên bình thường và được mọi người đón nhận  điển hình là câu :“thật thà ăn cháo, bố láo ăn cơm” hay câu “ thẳng thắn thật thà thường thua thiệt, lỗi lầm luồn lót lại lên lương” . Người ta hay dùng  những câu như thế  đó để biện bạch cho những hành vi sai trái của mình và cũng dùng câu nói đó để nói  những người sống thật thà rằng  “sống thật thà như thế thì chỉ thiệt thòi thôi, hãy sống giả dối đi ”. Thật là đau lòng khi những câu nói đó tuôn ra từ miệng những người đáng tuổi làm cha làm mẹ, làm ông làm bà nói với người đáng tuổi con cháu mình. Chẳng phải đang dạy người trẻ sống giả dối sao.
“Thời buổi này làm gì có ai sống bằng lương”. Đó là câu cửa miệng của hầu hết mọi người. Lẽ dĩ nhiên nhiều người trong số đó ngoài lương ra họ có những thu nhập khác chính đáng để có thêm thu nhập. Nhưng cũng có vô cùng nhiều những người thì lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để kiếm những đồng tiền bất chính, những đồng tiền hôi tanh chứa đầy hận thù và oán thán. Thế nhưng họ vẫn tiêu đồng tiền đó  khỏe re không một chút cắn rứt lương tâm .  Về điều này chắc tôi không cần phải lấy ví dụ
Căn bệnh giả dối đang thống trị xã hội. Nó len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nó hòa mình vào trong tất cả những ngành nghề từ bình thường nhất đến những nghề tưởng chừng như là cao quý nhất.
Minh chứng cho điều này chắc ai cũng biết hai từ “ nói thách” vốn rất phổ biến. Tại sao người ta phải nói thách mà không phải là nói đúng giá. Tôi định nghĩa “ nói thách” rất đơn giản: “nói thách” tức là nói dối, là nói điêu, là nói không trung thực mức giá mà sản phẩm của mình cung cấp nhằm mục đích trục lợi khi người mua không biết giá trị thực về sản phẩm của mình. Giờ thử ra ngoài đường mua một cái gì xem có bị nói thách không. Đấy là chưa kể khi đi du lịch

Rồi tới chuyện an toàn tính mạng cho chính bản thân mình người ta cũng giả dối. Họ giả dối với chính bản thân họ. Thử ra đường mà xem mấy ai đội mũ bảo hiểm đủ tiêu chuẩn và hãy thử hỏi những người đôi mũ bảo hiểm giả họ trả lời như thế nào. Tôi đã hỏi 10 người và nhận được 8 câu trả lời giống nhau là” đội vào để đối phó công an” 2 câu còn lại là mua đồ giả rẻ tiền ở ngoài đường đội để có mất thì đỡ tiếc. Tại sao tính mạng của mình mà mình lại đối phó với nó, tại sao mình tiếc chiếc mũ hơn tiếc mạng sống của mình. Bản thân những người đó giả dối với  chính họ thì đòi hỏi họ trung thực được với người khác là chuyện mơ hồ
Ở nước mình giờ đang tồn tại một nghịch lý là bằng cấp thật nhưng trình độ giả, bằng giả thì mua rẻ như mua rau. Thử lên google gõ từ khóa “ làm bằng….” sẽ ra khoảng 35500000 kết quả. Dịch vụ này có vẻ như  rất ăn ra làm nên  với những dòng quảng cáo như” đảm bảo phôi và con dấu  thật 100%”  bằng giả mà sao dám khẳng định chắc chắn như vậy. Ai là người sử dụng những mảnh bằng này, họ sử dụng để làm gì…. Thử vào một lớp học đại học tại chức ngồi học thử 1 buổi sẽ có cảm nhận chân thật nhất về sự dối trá  khỏi phải đọc bài viết này của tôi làm gì.
Nổi cộm nhất thời gian vừa rồi là vấn đề giấy khen của học sinh mầm non và tiểu học. Chưa bao giờ giấy khen lại rẻ mạt như lúc này, người người đi học là có giấy khen, nhà nhà treo giấy khen ở phòng khách. Một đất nước toàn người tài giỏi vừa hồng vừa chuyên thế này mà lại xếp hạng đội sổ so với các nước trong khu vực. Có cái gì đó thật là mâu thuẫn. Và mâu thuẫn này sẽ còn tồn tại khi mà người ta còn dối trá với nhau để “ thi đua đạt thành tích tốt “, để “ chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục “
“Sự giả dối tồn tại ở xã hội Việt Nam lâu rồi”. Ngay trong lãnh vực giáo dục, ông phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phụ trách các mặt văn hóa-giáo dục cũng khẳng định là tình trạng thiếu trung thực trong giáo dục là bệnh lớn nhất tại VN. Căn bệnh này không chừa một ai từ người già đến người trẻ, từ đàn ông đến phụ nữ từ người có quyền lực đếnngười  không có quyền lực dẫn tới một thực trạng là “Nhà dột từ nóc dột xuống”, nếu người trên không thành thật thì không thể dạy người dưới thành thật được. Nếu người làm chính sách mà không thành thực thì sao có thể đòi hỏi người thi hành trung thực được đây .
Mà giáo dục là gì? Giáo dục là dạy cho con người trở thành người. Nó dạy cho con người phải có đạo đức. Mà cái đầu tiên của đạo đức là chân thật. Giả dối thì trái ngược lại, là phản giáo dục.  Khi con người ta không có thói quen thành thật thì sẽ không có thói quen về danh dự mà khi  mất khái niệm danh dự thì khó giữ được đạo đức. Không có đạo đức thì xã hội suy đồi là điều dễ hiểu.
Khổng Tử có câu: "Dân vô tín bất lập" nghĩa là người không có thành tín thời không có thể nào đứng nổi. Sách Tây có câu: "Tin thực là một cục vàng vô giá", nghĩa là người ở  đời không có gì quí trọng hơn tin thực. Kỳ lạ thay  cho người nước ta thì  lại đua nhau giả dối!
Tìm được phương thuốc để điều trị căn bệnh này thực không dễ  nhưng theo hiểu biết nông cạn của tôi  thì gần 100 năm trước chí sĩ Phan Bội Châu trong cuốn 10 thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt có 1 đoạn bàn về chữa bệnh giả dối. Xin được trích ra đây để cùng tham khảo . Hy vọng với tầm ảnh hưởng của cụ và những giá trị cụ đóng góp cho dân tộc sẽ có tác động và điều trị tận gốc căn bệnh giả dối trong xã hội.
….Chẳng những ngoài đối với xã hội, trên đối với quốc gia, gốc cây trăm năm đã bị con
mọt giả dối kia đục đổ, bức thành muôn dặm đã bị con mọt giả dối kia xoi tan, mà lại
trong đối với một nhà, dưới đối với một mình cũng mắc con ma bệnh giả dối đó đục
thấu cao hoang, khoét vào cốt tủy. Tay dối lòng, miệng dối dạ, ăn bánh vẻ mà toan đầy
bụng, mặc áo giấy mà đi với ma, kết quả không việc gì là thật. Bệnh giả dối đó mà
không chừa, còn mong gì nước ta phú cường được? Xưa nay đất tốt mới vắt nên khuôn,
đồng tốt mới vắt nên tượng, người tốt mới làm nên sự nghiệp lớn, mà lòng tin thực đó
là chất rất tốt của con người. Lời tục ngữ có câu: " ngay thật mọi tật mọi khỏi".
Sự ngay thật đó là bộ xương sống của thân thể người; nếu người không có xương sống
mà muốn tay chân đẹp đẽ mạnh mẽ, có lẽ nào được? Vậy nên muốn làm người tốt cần
thứ nhất là lòng thành thực. Nói một tiếng tất thành thực, dầu ngoài muôn nghìn dặm,
mà lời vàng ngọc không bao giờ phai; làm một việc tất thành thực, dầu trải mười trăm
năm mà dạ sắc son không bao giờ dời đổi. Mình đã dốc một lòng thành thực như thế
thời phẩm hạnh mình càng ngày càng chắc, thanh giá mình càng ngày càng cao, ngưòi
ta tin dụng mình ngày càng nhiều, mà thế lực mình lớn thời có việc gì không làm nên. Vì
vậy trong bài thuốc "tự lập" cốt ở chữa chứng bệnh giả dối, tất phải dùng vị thuốc này:
"Lòng thành thực" mười phân già.
                                      Kính cẩn nghiêng mình trước cụ Phan Bội Châu

                                      Yên Quang , Ý Yên, Nam Định 05/06/2015