Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

BÀN VỀ BỆNH GIẢ DỐI VÀ PHƯƠNG THUỐC CHỮA BỆNH GIẢ DỐI

Ở nước mình có hoa Sen là quốc hoa, có bài hát “ Tiến Quân Ca” là quốc ca và có căn bệnh giả dối  là quốc nhục
Giả dối hiện nay trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam là một dân tộc kiên cường bất khuất. Tôi có biết 1 câu nói rất hay về giả dố  đó là :” khi giả dối  được lặp lại đủ nhiều thì nó sẽ trở thành sự thật “  và ở xã hội hiện tại cái gì là thật cái gì là giả  thực sự rất khó phân biệt, và ranh giới giữa sống trung thực và sống giả dối cũng rất mong manh
Trung thực thế nào được khi mà người ta hàng ngày phải sống trong một môi trường giả dối mà minh chứng rõ nhất là tiền lương công chức. Chẳng ai sống nổi bằng lương nhưng rồi ai cũng sống đàng hoàng, dư giả.
Chính cái giả dối tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa. Câu hỏi thường trực bây giờ: Tốt để làm gì? Sạch để làm gì? Quên mình để làm gì? Xả thân chống lại cái xấu, cái giả để làm gì? Liệu rồi có ai, có cơ chế nào bảo vệ những nỗ lực đạo đức đó không? Hay rồi cũng bị cả tập thể nghiền nát theo câu khẩu hiệu “ thiểu số phục tùng đa số”
Khi sự giả dối được miêu tả bằng những  câu châm ngôn thì nó nghiễm nhiên trở nên bình thường và được mọi người đón nhận  điển hình là câu :“thật thà ăn cháo, bố láo ăn cơm” hay câu “ thẳng thắn thật thà thường thua thiệt, lỗi lầm luồn lót lại lên lương” . Người ta hay dùng  những câu như thế  đó để biện bạch cho những hành vi sai trái của mình và cũng dùng câu nói đó để nói  những người sống thật thà rằng  “sống thật thà như thế thì chỉ thiệt thòi thôi, hãy sống giả dối đi ”. Thật là đau lòng khi những câu nói đó tuôn ra từ miệng những người đáng tuổi làm cha làm mẹ, làm ông làm bà nói với người đáng tuổi con cháu mình. Chẳng phải đang dạy người trẻ sống giả dối sao.
“Thời buổi này làm gì có ai sống bằng lương”. Đó là câu cửa miệng của hầu hết mọi người. Lẽ dĩ nhiên nhiều người trong số đó ngoài lương ra họ có những thu nhập khác chính đáng để có thêm thu nhập. Nhưng cũng có vô cùng nhiều những người thì lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để kiếm những đồng tiền bất chính, những đồng tiền hôi tanh chứa đầy hận thù và oán thán. Thế nhưng họ vẫn tiêu đồng tiền đó  khỏe re không một chút cắn rứt lương tâm .  Về điều này chắc tôi không cần phải lấy ví dụ
Căn bệnh giả dối đang thống trị xã hội. Nó len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nó hòa mình vào trong tất cả những ngành nghề từ bình thường nhất đến những nghề tưởng chừng như là cao quý nhất.
Minh chứng cho điều này chắc ai cũng biết hai từ “ nói thách” vốn rất phổ biến. Tại sao người ta phải nói thách mà không phải là nói đúng giá. Tôi định nghĩa “ nói thách” rất đơn giản: “nói thách” tức là nói dối, là nói điêu, là nói không trung thực mức giá mà sản phẩm của mình cung cấp nhằm mục đích trục lợi khi người mua không biết giá trị thực về sản phẩm của mình. Giờ thử ra ngoài đường mua một cái gì xem có bị nói thách không. Đấy là chưa kể khi đi du lịch

Rồi tới chuyện an toàn tính mạng cho chính bản thân mình người ta cũng giả dối. Họ giả dối với chính bản thân họ. Thử ra đường mà xem mấy ai đội mũ bảo hiểm đủ tiêu chuẩn và hãy thử hỏi những người đôi mũ bảo hiểm giả họ trả lời như thế nào. Tôi đã hỏi 10 người và nhận được 8 câu trả lời giống nhau là” đội vào để đối phó công an” 2 câu còn lại là mua đồ giả rẻ tiền ở ngoài đường đội để có mất thì đỡ tiếc. Tại sao tính mạng của mình mà mình lại đối phó với nó, tại sao mình tiếc chiếc mũ hơn tiếc mạng sống của mình. Bản thân những người đó giả dối với  chính họ thì đòi hỏi họ trung thực được với người khác là chuyện mơ hồ
Ở nước mình giờ đang tồn tại một nghịch lý là bằng cấp thật nhưng trình độ giả, bằng giả thì mua rẻ như mua rau. Thử lên google gõ từ khóa “ làm bằng….” sẽ ra khoảng 35500000 kết quả. Dịch vụ này có vẻ như  rất ăn ra làm nên  với những dòng quảng cáo như” đảm bảo phôi và con dấu  thật 100%”  bằng giả mà sao dám khẳng định chắc chắn như vậy. Ai là người sử dụng những mảnh bằng này, họ sử dụng để làm gì…. Thử vào một lớp học đại học tại chức ngồi học thử 1 buổi sẽ có cảm nhận chân thật nhất về sự dối trá  khỏi phải đọc bài viết này của tôi làm gì.
Nổi cộm nhất thời gian vừa rồi là vấn đề giấy khen của học sinh mầm non và tiểu học. Chưa bao giờ giấy khen lại rẻ mạt như lúc này, người người đi học là có giấy khen, nhà nhà treo giấy khen ở phòng khách. Một đất nước toàn người tài giỏi vừa hồng vừa chuyên thế này mà lại xếp hạng đội sổ so với các nước trong khu vực. Có cái gì đó thật là mâu thuẫn. Và mâu thuẫn này sẽ còn tồn tại khi mà người ta còn dối trá với nhau để “ thi đua đạt thành tích tốt “, để “ chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục “
“Sự giả dối tồn tại ở xã hội Việt Nam lâu rồi”. Ngay trong lãnh vực giáo dục, ông phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phụ trách các mặt văn hóa-giáo dục cũng khẳng định là tình trạng thiếu trung thực trong giáo dục là bệnh lớn nhất tại VN. Căn bệnh này không chừa một ai từ người già đến người trẻ, từ đàn ông đến phụ nữ từ người có quyền lực đếnngười  không có quyền lực dẫn tới một thực trạng là “Nhà dột từ nóc dột xuống”, nếu người trên không thành thật thì không thể dạy người dưới thành thật được. Nếu người làm chính sách mà không thành thực thì sao có thể đòi hỏi người thi hành trung thực được đây .
Mà giáo dục là gì? Giáo dục là dạy cho con người trở thành người. Nó dạy cho con người phải có đạo đức. Mà cái đầu tiên của đạo đức là chân thật. Giả dối thì trái ngược lại, là phản giáo dục.  Khi con người ta không có thói quen thành thật thì sẽ không có thói quen về danh dự mà khi  mất khái niệm danh dự thì khó giữ được đạo đức. Không có đạo đức thì xã hội suy đồi là điều dễ hiểu.
Khổng Tử có câu: "Dân vô tín bất lập" nghĩa là người không có thành tín thời không có thể nào đứng nổi. Sách Tây có câu: "Tin thực là một cục vàng vô giá", nghĩa là người ở  đời không có gì quí trọng hơn tin thực. Kỳ lạ thay  cho người nước ta thì  lại đua nhau giả dối!
Tìm được phương thuốc để điều trị căn bệnh này thực không dễ  nhưng theo hiểu biết nông cạn của tôi  thì gần 100 năm trước chí sĩ Phan Bội Châu trong cuốn 10 thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt có 1 đoạn bàn về chữa bệnh giả dối. Xin được trích ra đây để cùng tham khảo . Hy vọng với tầm ảnh hưởng của cụ và những giá trị cụ đóng góp cho dân tộc sẽ có tác động và điều trị tận gốc căn bệnh giả dối trong xã hội.
….Chẳng những ngoài đối với xã hội, trên đối với quốc gia, gốc cây trăm năm đã bị con
mọt giả dối kia đục đổ, bức thành muôn dặm đã bị con mọt giả dối kia xoi tan, mà lại
trong đối với một nhà, dưới đối với một mình cũng mắc con ma bệnh giả dối đó đục
thấu cao hoang, khoét vào cốt tủy. Tay dối lòng, miệng dối dạ, ăn bánh vẻ mà toan đầy
bụng, mặc áo giấy mà đi với ma, kết quả không việc gì là thật. Bệnh giả dối đó mà
không chừa, còn mong gì nước ta phú cường được? Xưa nay đất tốt mới vắt nên khuôn,
đồng tốt mới vắt nên tượng, người tốt mới làm nên sự nghiệp lớn, mà lòng tin thực đó
là chất rất tốt của con người. Lời tục ngữ có câu: " ngay thật mọi tật mọi khỏi".
Sự ngay thật đó là bộ xương sống của thân thể người; nếu người không có xương sống
mà muốn tay chân đẹp đẽ mạnh mẽ, có lẽ nào được? Vậy nên muốn làm người tốt cần
thứ nhất là lòng thành thực. Nói một tiếng tất thành thực, dầu ngoài muôn nghìn dặm,
mà lời vàng ngọc không bao giờ phai; làm một việc tất thành thực, dầu trải mười trăm
năm mà dạ sắc son không bao giờ dời đổi. Mình đã dốc một lòng thành thực như thế
thời phẩm hạnh mình càng ngày càng chắc, thanh giá mình càng ngày càng cao, ngưòi
ta tin dụng mình ngày càng nhiều, mà thế lực mình lớn thời có việc gì không làm nên. Vì
vậy trong bài thuốc "tự lập" cốt ở chữa chứng bệnh giả dối, tất phải dùng vị thuốc này:
"Lòng thành thực" mười phân già.
                                      Kính cẩn nghiêng mình trước cụ Phan Bội Châu

                                      Yên Quang , Ý Yên, Nam Định 05/06/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét